Pháp luật liên quan đến chữ ký số và giao dịch điện tử trên tầm cở quốc tế: Phần 1

    Hơn 60 quốc gia hiện đang có các tiêu chuẩn và khung pháp lý dành cho chữ ký điện tử và các giao dịch điện tử. Khi mà nhu cầu sử dụng giải pháp điện tử ngày càng tăng, các cơ quan quản lý nhà nước tại các quốc gia phải đối diện với những thách thức và bất cập trong việc cung cấp bộ Luật, hệ thống quy định pháp lý dành cho giải pháp điện tử (Chữ ký điện tử, Chữ ký số, Hợp đồng điện tử...) nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật.

1.Châu Âu

    Kể từ khi được thông qua vào tháng 7/2016, luật eIDAS đã cung cấp khung pháp lý nhất quán và thị trường duy nhất để công nhận chữ ký điện tử cũng như danh tính người ký trên tất cả các quốc gia thành viên EU. Theo eIDAS, có 3 cấp độ đối với Chữ ký điện tử:

  • Cơ bản: Chữ ký điện tử không thể bị từ chối tính hiệu quả của pháp lý và được công nhận như bằng chứng pháp lý trong quá trình tranh chấp, tố tụng
  • Nâng cao: Cho phép cung cấp ID duy nhất và định danh cho người ký, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu
  • Đảm bảo: Đây là loại chữ ký điện tử duy nhất mặc định có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay

    Điều 25 đảm bảo tính pháp lý cơ bản của tất cả chữ ký điện tử và dịch vụ xác minh sẽ được chấp nhận làm bằng chứng trước tòa.

2.Argentina

    Được phê chuẩn vào năm 2001, Luật Chữ ký điện tử 25.506 Argentina có nhiều điểm tương đồng với những quy định do luật liên minh EU ban hành. Các chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và chữ ký điện tử cơ bản cũng được công nhận có hiệu lực pháp lý.

    Điểm mấu chốt đó là chữ ký số có hiệu lực tương đương như chữ ký tay đối với văn bản pháp lý trong nước, nhưng không được áp dụng đối với các văn bản mua bán đất.

3. Canada

    Canada có bộ luật về Bảo mật Thông tin Cá nhân và Văn bản Điện tử (PIPEDA). Bộ luật này áp dụng đối với quá trình sử dụng dữ liệu khách hàng để đảm bảo tính riêng tư và duy trì bảo mật dữ liệu. Tại Canada, có một nền tảng pháp lý dành cho việc sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch, với hiệu lực tương đương chữ ký tay, tuy nhiên hiệu lực pháp lý của các luật này cũng có thể bị điều chỉnh bởi luật pháp địa phương/liên bang.

    Bạn sinh sống và làm việc tại Canada? Hãy đảm bảo mình tuân thủ những quy định cấp liên bang đối với các tài liệu được ký điện tử.

4.Chile

    Tại Chile, Luật số 19.799, khác so với các luật khác trong danh sách, không nhất thiết cần tới hợp đồng để xác nhận chữ ký tay. Nếu các bên có thẩm quyền hợp pháp đạt tới sự đồng thuận bằng lời nói, thì trên tài liệu giấy hoặc tài liệu điện tử, sự đồng thuận đó được coi là hợp pháp.

    Về nguồn gốc, luật này được phê chuẩn vào năm 2002 để đảm bảo tính thống nhất của chữ ký điện tử trong thương mại điện tử.

5.Costa Rica

    Theo luật Chữ ký điện tử Costa Rica, chứng thư điện tử và tài liệu điện tử khẳng định tính pháp lý của chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử được đăng ký chỉ khi người chứng nhận gửi chứng thư điện tử để xác nhận.

    Vậy cơ quan quản lý các chứng thư này được gọi là gì? Câu trả lời là Tổng cục xác nhận Chữ ký số, hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ Costa Rica.

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan