12.Saudi Arabia
Luật Giao dịch điện tử của Saudi Arabia quy định rằng các chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay, tuy nhiên tính hiệu quả của chữ ký điện tử phụ thuộc hoàn toàn vào sự minh bạch của các nhà cung cấp chứng thư số. Liệu điều này có làm gia tăng tranh chấp tố tụng pháp lý? Theo luật Giao dịch điện tử Arab, chữ ký tay không phải lúc nào cũng được yêu cầu trong hợp đồng đầy đủ tính pháp lý; vì vậy, bạn có thể phải hầu tòa để chứng minh các bằng chứng nếu tranh chấp pháp luật xảy ra.
13.Serbia
Luật Giao dịch điện tử của Serbia đặc biệt như thế nào? Chứng thư số chỉ có thể cấp cho người nào có số định danh cá nhân của người Serbia. Chủ doanh nghiệp, người không có hộ khẩu thường trú tại Serbia, muốn được cấp chữ ký điện tử đảm bảo an toàn, phải thực hiện thủ tục khai báo tạm trú tại nước này.
14.Singapore
Tại Singapore, quy định về giao dịch và chữ ký điện tử đơn giản hơn các quốc gia khác rất nhiều. Luật Giao dịch Điện tử ban hành năm 2010 cho phép chữ ký điện tử được công nhận có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay.
15.Nam Phi
Bộ luật của Nam Phi quy định 2 dạng chữ ký điện tử đang được sử dụng: Chữ ký điện tử cơ bản: Hợp pháp và có hiệu lực Chữ ký điện tử nâng cao: Là chữ ký điện tử tương đương với chữ ký điện tử cấp cao nhất trong Quy định eIDAS và có giá trị pháp lý như chữ ký tay.
16.Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đầu tiên tại Châu u công nhận chữ ký điện tử, với Luật liên bang về chữ ký điện tử.
17.Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Luật giao dịch điện tử của UAE quy định cụ thể rằng: Bất kỳ chữ ký điện tử nào cũng có hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo pháp luật, tuy nhiên mục đích sử dụng chữ ký điện tử phải hợp lý. Nhìn chung, điều này phụ thuộc vào loại giao dịch điện tử, giá trị cũng như mức độ quan trọng của các giao dịch. Tuy nhiên, tại Ả Rập, chữ ký điện tử không được sử dụng trên các tài liệu bao gồm các giao dịch và các vấn đề liên quan tới Luật tư ví dụ như: kết hôn, ly hôn và di chúc.
18.Hoa Kỳ
ESIGN được ban hành bởi Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vào năm 2000. Bên cạnh ESIGN, mỗi tiểu bang đều có luật chữ ký điện tử của riêng mình. Đa số dựa trên luật UETA và cho phép việc sử dụng chữ ký điện tử cho các thỏa thuận và hợp đồng. Sự chấp thuận trước từ các bên tham gia là điều kiện bắt buộc.
Kết luận
Chữ ký điện tử và chữ ký số có sự khác biệt về mặt pháp lý. Trong khi chữ ký điện tử có thể hiểu đơn giản là cái tên được điền vào tài liệu điện tử, thì chữ ký số đảm bảo mã hóa bảo mật tài liệu như các văn bản pháp lý. Điều cần nhớ đối với bất kỳ luật chữ ký điện tử quốc tế nào đó là đảm bảo rằng bạn phân biệt được sự khác nhau của chữ ký điện tử và chữ ký số; nắm được quy định được áp dụng cho tài liệu hoặc thỏa thuận hợp đồng dù cho phạm vi áp dụng là trong nước hay tại quốc gia khác.