UX Talk 01: Trải nghiệm người dùng tốt là như thế nào?

    Giới thiệu qua 1 chút trước khi bắt đầu.

    Mình có hứng thú với design từ khá lâu rồi, nhưng thời gian gần đây mình mới thực sự nghiêm túc nhìn nhận về con đường này. Vừa hay Google mới đưa ra 1 bộ khóa học về UX Design khá hấp dẫn, nên mình quyết định bắt đầu với nó luôn. Qua bài viết này, cũng như các bài viết tiếp theo trong series, mình sẽ chia sẻ lại những điều thú vị mà mình đã thấm được, cũng như một cách ôn luyện lại kiến thức đã học. Vì vậy nếu mọi người thấy có hứng thú thì hãy.. like, subscribe và nhấn chuông thông báo để mình có thêm nhiều động lực tiếp tục cho ra lò các bài tiếp theo nha 😆

Giới thiệu

    Trước khi nói về "good UX" thì cũng phải giới thiệu sơ qua 1 chút về UI/UX nói chung đã nhỉ.

UI/UX là gì, có vai trò như thế nào?

    Ngày nay, với sự phổ biến của thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi..), mỗi người chúng ta hàng ngày sử dụng hàng chục các ứng dụng khác nhau trên các thiết bị đó. Và UI chính là giao diện (interface) để chúng ta (user) tương tác với các ứng dụng đó. Còn UX (User Experience) là trải nghiệm người dùng khi sử dụng các ứng dụng, sản phẩm này.

    Hai cụm từ này thường đi liền với nhau, vì thông qua giao diện, chúng ta tương tác với các ứng dụng, nên nó sẽ có vai trò quyết định đến trải nghiệm của chúng ta khi sử dụng các ứng dụng đó. Đối với những người làm IT như mình cũng như hầu hết bạn đọc ở đây, các khái niệm này vô cùng quen thuộc, có lẽ gặp hàng ngày trong công việc mà mọi người không để ý đến. Dưới đây là vòng đời phát triển của một sản phẩm. Product Development Life Cycle Có thể hầu hết mọi người nghĩ vị trí của UI/UX sẽ là ở bước 3, Design. Điều này không hề sai, tuy nhiên thực tế thì ở trong mỗi step đều ít nhiều có sự xuất hiện của yếu tố này. Ví dụ như ở 2 bước đầu, để brainstorming và define ra được sơ bộ về một sản phẩm mới, sẽ cần có những sự phân tích về người dùng hiện tại, để có thể chọn được hướng đi đúng để xây dựng và phát triển ra một sản phẩm thực sự hữu ích cho tập người dùng mà mình nhắm đến. Hay ở giai đoạn Test, thì việc phân tích về phản ứng của người dùng về sản phẩm prototype này thế nào sẽ rất quan trọng để đưa ra các chỉnh sửa cần thiết trước khi phát triển các bước tiếp theo. Qua đó có thể thấy chúng ta vẫn tiếp xúc và làm việc với những khái niệm này hàng ngày khi làm sản phẩm, trong công ty, hay cho business cá nhân của bạn. Vì vậy nên có lẽ những điều này sẽ hữu ích với mọi người.

Thế nào là "good UX"

    Để có trải nghiệm người dùng tốt, tất nhiên là phải mang lại cảm giác hài lòng cho những người sử dụng sản phẩm đó đúng không nào. Nhưng chín người thì mười ý, làm sao để thỏa mãn hết được tất cả mọi người? Dưới đây là các yếu tố chính để mang lại một trải nghiệm người dùng tốt.

Khả dụng (Usable)

    Usability

    Vâng, nghe khá hiển nhiên nhưng bạn không thể có 1 trải nghiệm tốt nếu như app của bạn không thể hoạt động. Chẳng ai sử dụng một app nhắn tin mà lúc nhắn được lúc không phải không nào.

    Ở mức rộng hơn, một sản phẩm có tính khả dụng, phải đảm bảo được việc các tính năng mà nó cung cấp có thể truy cập và sử dụng một cách đơn giản, dễ dàng nhất.

    Không biết có ai ở đây là chưa từng trải nghiệm các ứng dụng mà bạn phải ngụp lặn trong đống tài liệu hướng dẫn sử dụng dài lê thê để tìm hiểu cách sử dụng, hay phải có người kè kè bên cạnh để hướng dẫn.

    Có 1 lần mình đi ăn cùng đám bạn, dạo đó thì quán có chương trình cài app vào thanh toán qua đó để được discount. Có 1 bạn nhân viên phải chạy từ bàn này qua bàn khác để giúp từng người đăng nhập và sử dụng app. Thậm chí thanh toán qua app nghĩa là chuyển khoản cho bạn nhân viên đó để bạn ấy cập nhật vào hệ thống cho 😂

    Well, 1 trải nghiệm thú vị đúng ko nào.... Lúc đó mình với đám bạn trêu nhau là cùi quá, khéo ae code còn ngon hơn 😝

Hữu dụng (Useful)

    Usefulness

    Ủa bạn, có trùng với trên không vậy 😋

    Không hề nhầm chút nào đâu, vì 2 yếu tố này có sự khác biệt lớn đó.

    Bên cạnh sự khả dụng, thì sản phẩm bạn làm ra cần phải thỏa mãn được yêu cầu tiên quyết, đó là giải quyết được vấn đề của người dùng, mang lại value gì đó cho họ. Vì đó là thứ khiến họ muốn sử dụng nó. Bạn có thể làm ra một app chạy ngon, giao diện mê ly, nhưng chẳng ai cần vì nó chả có tính năng gì hữu ích cả. Cùng lắm cài vào 1 lần cho biết rồi xóa/quên luôn.

    Hai yếu tố này có thể kết hợp nhưng không phải luôn tỉ lệ thuận với nhau. Đôi khi khả dụng nhưng lại vô dụng (mấy app I Am Rich trên App Store). Hoặc ngược lại, rất hữu dụng nhưng lại không khả dụng cho lắm (một vài tool nội bộ của công ty tui 😊).

Thú vị (Enjoyable)

    Enjoyable

    Yếu tố này thường ít được chú ý đến hơn so với 2 yếu tố trên, vì một sản phẩm tốt và hữu dụng đôi khi chẳng cần có một giao diện quá hào nhoáng hay xịn xò, chỉ cần nó làm tốt việc của nó, một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

    Thế nhưng với việc cuộc sống của mọi người hàng ngày đều gắn liền với các ứng dụng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận đem lại là vô cùng lớn, thì việc làm sao để thu hút và giữ chân user lại với sản phẩm của mình ngày một được chú trọng nhiều hơn.

    Làm cho user cảm thấy vui, hài lòng và gắn kết đôi khi có hiệu quả lớn hơn là cứ giao giảng sản phẩm của chúng tôi là số 1 trên thị trường. Kiếm được user không dễ, làm sao để giữ chân được user lại càng quan trọng hơn.

    Nó có thể là một design ấn tượng, với những graphic element xịn xò,.. Có thể là sự liên kết giữa các step khi sử dụng, mang lại sự gắn kết hay một thông điệp nào đó,...

    Khi mà 2 yếu tố đầu gần như là luôn được làm tốt, thì yếu tố thứ 3 này sẽ đóng vai trò rất quan trọng để mang lại một trải nghiệm trọn vẹn nhất cho người dùng.

Công bằng (Equitable)

    

    Hơi khó để tìm ra 1 từ sát nghĩa nhất, nhưng yếu tố này nghĩa là, mang lại sự hữu dụng cho nhiều đối tượng người dùng với những background, khả năng khác nhau. Có thể bạn sẽ nghĩ đó là "Bình đẳng" (equality), nhưng thậm chí ý nghĩa của yếu tố này còn ở 1 tầng cao hơn. Nếu như bình đẳng là trao cho mọi người những resource như nhau để họ sử dụng (VD: tất cả mọi người đều có thể sử dụng app thay vì chỉ một nhóm người được ưu tiên đặc biệt) thì Công bằng ở đây được hiểu là, cung cấp cho mỗi người công cụ họ cần, để cùng đạt được một mục đích.

    Một ví dụ đơn giản nhất, đó là thiết kế ứng dụng với tính năng translate, để người dùng có thể dịch content bên trong ra ngôn ngữ của họ. Thử ví dụ bạn du lịch sang Thái và muốn sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn của Thái, nhưng ôi thôi vào mà thấy toàn món giun với món dế không (ไก่เม็ดมะม่วง#@!&%) 😅

    Có thể trang web hay app có chế độ tiếng anh, nhưng các món ăn hay các description bên trong thì thường sẽ là ngôn ngữ bản địa do các chủ shop nhập vào. Và thường thì làm gì có ai rảnh ngồi thêm cả English vào đó hả má 🤣

    Yếu tố này thường rất ít được chú ý đến. Thậm chí trước khi học khóa học này mình cũng chưa từng để ý đến những yếu tố này. Tuy nhiên quả thật để mang lại một trải nghiệm trọn vẹn nhất đến đa dạng người dùng nhất, thì đây cũng là một điều rất đáng lưu ý.

    Qua một bài chia sẻ ngắn vừa rồi, rất hi vọng sẽ mang lại cho mọi người một sự nhìn nhận đầy đủ hơn về UX ở trong việc làm sản phẩm, cũng như có thêm hứng thú về lĩnh vực này. Từ đó có thể mang lại chất lượng tốt hơn trong công việc của mình, mang lại các sản phẩm tuyệt zời hơn.

    Thanks & see you soon.

    REF:

    Nội dung bài viết mình tóm tắt và viết theo ý hiểu từ kiến thức trong khóa học Google UX Design: Foundations of User Experience (UX) Design

    Hình ảnh từ freepik.com

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan