Đặt vấn đề
Javascript hiện nay đang là một trong những ngôn ngữ Hot nhất hiện nay bởi độ phổ biến của nó. Hầu như bất kỳ một lập trình viên nào nếu muốn trở thành một nhà phát triển Web thì đều phải tìm hiểu qua. Bạn có thể cần 1 đến 2 tuần là có thể học và viết được Javascript. Tuy nhiên, để thật sự hiểu được javascript bạn cần một thời gian dài tiếp xúc và làm việc với nó. Cùng xem qua một số ví dụ sau:
false == undefined // false -> OK
undefined == null // false -> Dễ hiểu mà đúng không
null == undefined // true -> @@!
Tiếp tục:
0 == [] // true
0 == false // true
[] == false // true
Các bạn có thể dùng console.log
để xem kết quả. Bắt đầu cảm thấy khó hiểu rồi đúng không?
Phép so sánh bằng
Phép so sánh === (!==)
Nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ so sánh === là so sánh cùng kiểu cũng dữ liệu. Điều này về cơ bản là đúng kể cả với giá trị null
và undefined
. Nhưng chưa vẫn có những trường hợp không đúng. Như:
NaN === NaN // false
String(1) === String(1) // false
Trên thực tế, phép so sánh === tuân theo các quy tắc (theo như mình tìm hiểu được, cũng có thể sẽ không đầy đủ) sau:
- Nếu 2 vế của phép so sánh khác kiểu dữ liệu, kết quả là
false
- Khi cả 2 vế là kiểu Number, nếu 1 trong 2 vế là
NaN
, kết quả sẽ làfalse
. Nếu không thì so sánh giá trị - Khi cả 2 vế là kiểu String thì so sánh nội dung, nếu nội dung giống nhau là
true
, còn lại làfalse
- Khi cả 2 vế là kiểu Boolean, cùng
true
hoặc cùngfalse
thì làtrue
, còn lại làfalse
- Khi cả 2 về là kiểu Object tham chiếu, nếu 2 vế cùng tham chiếu tới 1 Object
- Khi cả 2 vế là các kiểu đặc biết như
null
,undefined
, nếu như cùngnull
hoặc cùngundefined
làtrue
, còn lại làfalse
Phép so sánh ==(!=)
Phép so sánh == cũng tuân theo có quy luật sau:
- Nếu 2 vế cùng kiểu dữ liệu, quy về so sánh ===
- Ngược lại, nếu 2 vế khác kiểu dữ liệu:
- Nếu 1 trong 2 vế là Number, vế còn lại là kiểu String, String sẽ được convert sang kiểu Number để so sánh
- Nếu 1 trong 2 vế là Number, vế còn lại là kiểu Boolean, Boolean sẽ được chuyển qua Number để so sánh
- Nếu 1 trong 2 vế là String, vế còn lại là kiểu Boolean, cả 2 vế sẽ được chuyển qua Number để so sánh
- Nếu 1 trong 2 vế là String, vế còn lại là kiểu Object tham chiếu, Object tham chiếu sẽ được chuyển qua String để so sánh
- Nếu 1 trong 2 vế là Number, vế còn lại là kiểu Object tham chiếu, Object tham chiếu sẽ được chuyển qua Number để so sánh
- Nếu cả 2 vế đều là null hoặc undefined tính cả trường hợp một vế null, vế kia là undefined thì là true
Phép so sánh hơn kém
Các phép so sánh hơn kém, bao gồm: >
, <
, >=
, <=
, đều tuân theo các quy tắc sau:
- Trường hợp 1: Cả 2 vế cùng kiểu
- Cả 2 vế đều cùng kiểu Number , so sánh theo giá trị
- Cả 2 vế đều cùng kiểu String , so sánh theo thứ tự UniCode
- Trường hợp 2: Cả 2 vế khác kiểu, só sẽ tuân theo các quy tắc sau:
- Nếu 1 trong 2 vế là kiểu Number và vế còn lại có thể chuyển về kiểu Number, chuyển về kiểu Number và so sánh giá trị. Đặc biệt, nếu 1 trong 2 là NaN, thì kết quả là false
- Nếu 1 trong 2 vế là kiểu String và vế còn lại có thể chuyển về kiểu String, chuyển về kiểu String và so sánh theo Unicode
- Nếu 1 trong 2 vế là kiểu Number, vế còn lại là kiểu String, kiểu String sẽ được chuyển về kiểu Number và so sánh giá trị số
- Đặc biệt, nếu 1 trong 2 vế không thể chuyển về kiểu Number hoặc String hoặc khi chuyển trở thành giá trị NaN, kết quả sẽ là false
Tổng kết
Trên đây chỉ là một phần nhỏ do mình tham khảo hoặc tìm hiểu được. Có thể sẽ chưa đầy đủ hoặc còn nhiều thiếu sót nên mình mong sẽ nhận được đóng góp của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho những lập trình viên đang trên con đường tìm hiểu về Javascript. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi!