Service worker

    Chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service worker 🍀

Service worker

    Service worker là một script được browser(trình duyệt) chạy ngầm và tách biệt với trang web cài đặt nó

    Service worker cung cấp những feature không cần tương tác với web page hay người dùng như :

  • Xử lý những network requests (cache responses)
  • Xử lý push notification
  • Background sync

    Service worker không thể access trực tiếp vào DOM, thay vào đó, service worker giao tiếp với những pages được quản lý bằng việc response những message được gửi bởi postMessage, từ đó những pages này sẽ sửa đổi DOM theo yêu cầu

    Hiện nay hầu hết các trình duyệt hiện nay đều đã hỗ trợ Service worker (trừ IE 🙃)

    

Service worker life cycle

    Lifecycle của service worker tách biệt với web page

    

    Để install service worker cho trang web, đầu tiên cần register nó, việc register được thực hiện trong phần javascript ở trang web. Sau khi register thành công, browser sẽ tiến hành chạy ngầm bước install service worker

    Khi install thành công sẽ tới bước activate, sau khi activated thành công, service worker sẽ quản lý tất cả các page nằm trong scope được register. Lúc này service worker sẽ xử lý những fetch hay message event xuất hiện khi có network request tới hay message được gửi từ web page

Register service worker

window.addEventListener('load', () => {
  if('serviceWorker' in navigator) {
    console.log('Service worker supported');

    // Register service worker
    console.log('Service worker register ...');
    navigator.serviceWorker
      .register('../service_worker_page.js')
      .then(registration => console.log('Service worker registered') )
      .catch(error => console.console.log('Register failed: ' + error) );
  } else {
    console.log('Service worker not supported');
  }
});

    Ở bước register, cần kiểm tra browser có hỗ trợ service worker hay không(trong biến navigator), sau đó register bằng serviceWorker object trong navigator, tham số truyền vào là đường dẫn tới file script service worker

    Hàm register sẽ kiểm tra xem service worker đã được register hay chưa, nếu chưa thì mới tiến hành register, trả về một promise chứa biến registation(1 object của ServiceWorkerRegistration)

    service worker scope phụ thuộc vào location nó được register, ở ví dụ trên là /service_worker_page.js, nghĩa là nó được registerroot của domain, lúc này service worker có thể nhận mọi fetch events trong toàn bộ domain. Nếu service worker được register ở vị trí khác (e.g. /admin/sw.js) thì service worker chỉ có thể nhận fetch events trong những pages có url bắt đầu với /admin/index, /admin/users, ...

Install + Activate service worker

    Như đã nói ở trên, sau khi register thành công, browser sẽ tiến hành chạy ngầm bước install service worker ở đoạn script được register, và bước activate được thực hiện ngay sau đó:

// service_worker_page.js

self.addEventListener('install', (e) => {
  console.log('Service worker installed');
});

self.addEventListener('activate', (e) => {
  console.log('Service worker activated');
});

    self ở đây là 1 object của ServiceWorkerGlobalScope:

ServiceWorkerGlobalScope {clients: Clients, registration: ServiceWorkerRegistration, serviceWorker: ServiceWorker, onactivate: null, onfetch: null,}

    Sau khi activate service worker thành công, có thể kiếm tra lại trạng thái hoạt động của service worker:

    

    Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn qua cơ chế caching của service worker:

Cache response

    Một trong những feature của service worker chính là xử lý những network requests được gửi đi, cache response lại và sử dụng lại khi cần(tăng tốc độ load page, hiển thị dữ liệu được cache tới người dùng khi mất kết nối mạng (progessive web app))

    Ở bước install service worker, những response(html, js, css) cần thiết sẽ được cache lại (trong CacheStorage):

var cacheName = 'static-assets-v1';
var cacheUrls = ['/', 'css/index.css', 'js/index.js'];

self.addEventListener('install', (e) => {
  console.log('Service worker installed');

  // Cache assets
  e.waitUntil(caches.open(cacheName).then((cache) => {
    cache.addAll(cacheUrls);
  }));
});

    cacheUrls chứa những request tới server muốn được cache lại, các response trả về từ server sẽ được cache lại trong CacheStorage:

    

    Sau đó những network request được gửi đi (html, js, css, ...) sẽ trigger ra fetch event và được handle bởi service worker:

self.addEventListener('fetch', (e) => {
  e.respondWith(caches.match(e.request).then((response) => {
    if(response) {
     // return response from cache
      console.log(`request: ${e.request.url} - response: ${response}`);
      return response;
    }
    
    // fetch new response from server
    return fetch(e.request);
  }));
});

    Với những request (được lưu trong e.request) mà response đã được cache lại sẽ được trả thẳng về browser, đối với những request mới sẽ được fetch mới tới server (ta cũng có thể cache những request mới này lại)

    Ngay cả khi bị mất kết nối mạng, browser vẫn có thể hiển thị cho người dùng data được cache lại trước :

    Vừa rồi là tìm hiểu của mình về Service worker, cảm ơn mọi người đã theo dõi 🌻

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan