[Imperative Programming + C] Bài 7 - Boolean và Switching

    Sau khi đã biết cách tạo ra các chương trình con và các kiểu dữ liệu tùy theo mục tiêu xây dựng phần mềm. Những thắc mắc còn lại của mình trong phạm vi kiến thức căn bản về C chỉ còn lại một vài điểm nho nhỏ. Đó là các cấu trúc lệnh phổ biến như cấu trúc điều kiện hỗ trợ thay đổi logic hoạt động của code tùy tình huống và cấu trúc hỗ trợ tự động hóa việc lặp các thao tác xử lý khi cần thiết.

Kiểu dữ liệu bool

    Lúc này mình mới nhớ ra là trong cấu hình của C không có mấy đồng xu boolean được định nghĩa sẵn. Sau một lượt Google thì cũng có thêm thông tin là C đã bổ sung một thư viện tên là stdbool.h ở phiên bản C99 (năm 2000). Thư viện này định nghĩa kiểu bool dựa trên kiểu dữ liệu cơ bản có độ rộng là 1 byte giống với kiểu char. Tức là được biểu thị bởi 8 bit bộ nhớ và giá trị false tương đương với giá trị số học 0, còn giá trị true thì tương đương với giá trị số học 1.

# include <stdio.h>
# include <stdbool.h>

void main () {
   bool $maybe;
   fprintf (stdout, "Size of bool: %i byte \n", sizeof (bool));
   
   $maybe = true;
   fprintf (stdout, "true is %i \n", $maybe);
   
   $maybe = false;
   fprintf (stdout, "false is %i \n", $maybe);
}
gcc main.c -o main
main

Size of bool: 1 byte
true is 1
false is 0

Các phép tính logic

    C cũng cung cấp các phép tính logic để so sánh các giá trị và trả về kết quả là 1 để tượng trưng cho true, và trả về 0 để tượng trưng cho false. Tuy nhiên, C không quan niệm một chuỗi rỗng "" hay một ký tự char '0' là giá trị tương đương với giá trị số học 0.

# include <stdio.h>
# include <stdbool.h>

void main () {
   fprintf (stdout, "\n ! 0 -> %i", !0);
   fprintf (stdout, "\n ! none-zero -> %i", !"none-zero");
   fprintf (stdout, "\n - - - - - - - - -");
   fprintf (stdout, "\n true && false -> %i", (true && false));
   fprintf (stdout, "\n true || false -> %i", (true || false));
   fprintf (stdout, "\n - - - - - - - - -");
   fprintf (stdout, "\n true && \"\" -> %i", (true && ""));
   fprintf (stdout, "\n true && '0' -> %i", (true && '0'));
}
gcc main.c -o main
main

 ! 0 -> 1
 ! none-zero -> 0
 - - - - - - - - -
 true && false -> 0
 true || false -> 1
 - - - - - - - - -
 true && "" -> 1
 true && '0' -> 1

    Lưu ý ở đây là một giá trị thuộc kiểu dữ liệu bất kỳ đều sẽ được các phép toán logic chuyển đổi về 0 nếu tất cả các bit bộ nhớ lưu giá trị đó đều là 0. Trong trường hợp chỉ cần có ít nhất một bit nào đó là 1 thì kết quả chuyển đổi sẽ là 1. Các giá trị truefalse do thư viện stdbool.h cung cấp chỉ là các tên hằng được định nghĩa để viết thay cho 10 trong các vị trí cần biểu thị ý nghĩa cho code rõ ràng hơn.

Cấu trúc điều kiện

    Như chúng ta đã thấy trong các ví dụ ở trên thì C không có định nghĩa riêng cho kiểu boolean mà thực tế là một dạng typedef từ một kiểu dữ liệu cơ bản nào đó có độ rộng lưu trữ mà malloc cấp cho là 1 byte. Có lẽ vì vậy nên khi xây dựng cấu trúc điều kiện if .. else người ta đã đưa ra một quy ước không liên quan lắm tới kiểu dữ liệu của giá trị điều kiện.

    Đó là ở vị trí if (value) thì giá trị value cứ miễn không phải là giá trị số học 0 thì khối lệnh sau if sẽ được thực hiện, còn nếu value0 thì sẽ chuyển sang xem xét khối điều kiện tiếp theo (nếu có).

# include <stdio.h>

void main () {
   if ("non-zero")
      fprintf (stdout, "The value is not 0");
   else
      fprintf (stdout, "The value is zero");
}
gcc main.c -o main
main

The value is not 0

    Do cú pháp nối tiếp các khối if..else và cú pháp thay thế switch của CJavaScript hoàn toàn tương đồng nên mình tạm thời chỉ quan tâm tới quy ước xét điều kiện hoạt động như trên. Bây giờ thì chuyển hướng đến chủ đề tiếp theo thôi, đó là các cấu trúc hỗ trợ tự động lặp các thao tác xử lý trong C khi cần thiết.

    [Imperative Programming + C] Bài 8 - Goto & Looping

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan