[Giải ngố thuật ngữ] Vai trò và nhiệm vụ các role trong dự án - Part 1

    Có nhiều bạn fresher khi mới vào nghề vẫn chưa nhận định rõ vai trò và nhiệm vụ các role nên hay xảy ra trường hợp khi gặp khó khăn các bạn ko biết nên hỏi ai. Nên mình viết bài này chia sẻ chút ít hiểu biết của mình mong sẽ giúp ích được cho các bạn

1. Client

    Là end-user sử dụng hệ thống của bạn hoặc đơn giản là trung gian thuê bạn tạo 1 phần mềm cho họ.
Đây cũng được coi là trùm cuối của mọi dự án. Hoặc nhiều trường hợp đó là những người bố người mẹ thất lạc lâu năm ngoài bố mẹ ruột của mình. Đó là bố đời và mẹ thiên hạ.

    

2. PM

    Vai trò
PM (Project Manager) như cái tên, đây là người đứng đầu chịu trách nhiệm chính cho dự án. PM như 1 người nhìn tổng thể toàn bộ dự án. Từ tiến độ công việc, tới phạm vi dự án và đảm bảo tài chính cho dự án ko bị lỗ.
PM cũng có nhiều dạng người. Bạn cũng có thể gặp 1 PM tốt tính khiến bạn muốn sống chết vì PM đó và ngược lại có thể bạn sẽ gặp những người khiến bạn muốn sống chết với người đó 😂😂😂

    

    Nhiệm vụ
Nhiệm vụ PM tập trung vào việc quản lí, có khá nhiều việc như đảm bảo, báo cáo tiến độ cho khách hàng, phân chia công việc thậm chí có nhiều dự án PM phải bay vào code lun 😂 , điều đó nghe vô lý nhưng lại xảy ra khá nhiều đấy
Thường chúng ta sẽ 相談 với PM những vấn đề liên quan tới deadline, công số và scope của dự án.

3. Leader

    Vai trò
Nếu như PM thiên về quản lí thì leader lại thiên về kĩ thuật hơn. Leader thường gần với team hơn PM vì họ sẽ tiếp xúc nhiều vấn đề cùng dev hơn, và hiểu được cảm giác của dev hơn.

    Nhiệm vụ
Đảm bảo code output có chất lượng tốt nhất, những công việc liên quan như review code, hướng dẫn team member, quản lí source code, viết thiết kế, xây dựng source code ban đầu... có nhiều dự án nhỏ leader phải vào code như team member hoặc quản lí tiến độ kiêm phần PM
Những vấn đề liên quan tới kĩ thuật như là hướng nghiên cứu 1 kĩ thuật mới sao cho nhanh, code sao cho tối ưu nhất, ko có bug... thì leader là người hợp lí nhất để hỏi

4. BrSE/BSE

    Vai trò
BrSE/BSE (Bridge System Engineer) nổi lên trong những năm gần đây khi thị trường outsource ngày càng mở rộng. Luôn có những ca từ nghe rất "dé" về vai trò này.

    

    
Như ảnh phía trên thì bạn có thể thấy, BSE như 1 vị tướng bao quát cả cuộc chơi. Nhưng cuộc đời ko đẹp đâu vậy bạn ạ 😅 Hiểu đơn giản, bridge ở đây là cây cầu, nghĩa là mình phải nằm chẹt bẹt ra, bị chà đạp để 2 bên VN và JP tới được với nhau 😆

    Nhiệm vụ
Hiểu được nghiệp vụ và cái nhìn tổng quan của hệ thống, linh động đáp ứng được tâm lí và yêu cầu của khách hàng, truyền tải nội dung yêu cầu về team bên VN. Cũng như leader, ở những dự án nhỏ, BSE có thể kiêm lun phần quản lí tiến độ thay PM

Tổng kết

    Về tầng quản lí, thì hầu hết là các role phía trên. Nói là quản lí nhưng ko có nghĩa là các role khác ko quan trọng. Các role có vai trò tách biệt nhưng đóng góp chung vào dự án. Nên ko có role nào là quan trọng hơn role nào cả. Nhưng cần biết rõ nhiệm vụ các role như thế nào để khi gặp tình huống khó khăn bạn sẽ cầm theo cây búa tới vị trí nào là thích hợp. Phần 2 mình sẽ nói về các vị trí culi 😙😙😙

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan