[jQuery] Bài 3 - Tạo Hiệu Ứng Chuyển Tiếp và Gửi Yêu Cầu Tới Máy Chủ Web

    Bên cạnh việc hỗ trợ đơn giản hóa các thao tác làm việc với văn bản HTML và các thuộc tính CSS, jQuery còn cung cấp một số các hàm hỗ trợ tạo hiệu ứng cho các thành phần tương tác với người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thử sử dụng các hiệu ứng này thay cho hiệu ứng transition: max-height 0.5s; mà chúng ta đang sử dụng cho code dropdown trước đó. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nói về các hàm hỗ trợ đơn giản hóa thao tác gửi yêu cầu tới máy chủ web để truy vấn thêm dữ liệu.

Các hàm tạo hiệu ứng chuyển tiếp

    Để đơn giản hóa thao tác ẩn/hiện một phần tử HTML, jQuery cung cấp cho chúng ta 4 lựa chọn cơ bản là:

  • Ẩn/hiện không sử dụng hiệu ứng được hỗ trợ bởi các hàm hide(), show(), và toggle().
  • Ẩn/hiện với hiệu ứng trượt lên/xuống (giống như dropdown mà chúng ta đang có) được hỗ trợ bởi các hàm slideUp(), slideDown(), và slideToggle().
  • Ẩn/hiện với hiệu ứng mờ dần/hiện dần được hỗ trợ bởi các hàm fadeIn(), fadeOut(), và fadeToggle().
  • Ẩn/hiện với các hiệu ứng tùy chỉnh được hỗ trợ bởi hàm animate() và các hàm hỗ trợ animate được liệt kê trong chỉ mục Effects.

    Chúng ta sẽ làm ví dụ với các hàm tạo hiệu ứng đơn giản là fade, áp dụng cho dropdown mà chúng ta đã có. Để chuẩn bị thì trong code CSS của dropdown chúng ta sẽ bỏ đi phần thuộc tính transition và các class .hidden, .shown. Mặc định, chúng ta sẽ để các .dropdown-list ẩn đi với display: none;.

<!doctype html>
<html>

<head>
   <meta charset="utf-8">
   <meta http-equiv="x-ua-compatible" content="ie=edge">
   <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no">

   <title>A Normal Dropdown</title>

   <link rel="stylesheet" href="dropdown.css">
</head>

<body>
   <div class="dropdown">
      <button class="dropdown-btn primary">
         Toggle List
      </button>

      <div class="dropdown-list">
         <a class="dropdown-item" href="#">The rose is red</a>
         <a class="dropdown-item" href="#">The sky is sunny</a>
         <a class="dropdown-item" href="#">The river is blue</a>
         <a class="dropdown-item" href="#">The grass is green</a>
      </div>
   </div><!-- .dropdown -->

   <!-- copy/paste 1000 dropdown nữa -->

   <script src="https://code.jquery.com/jquery-3.6.0.min.js"
      integrity="sha256-/xUj+3OJU5yExlq6GSYGSHk7tPXikynS7ogEvDej/m4=" crossorigin="anonymous">
      </script>
   <script src="dropdown.js"></script>
</body>

</html>
.dropdown {
   font-family: Arial, sans-serif;
   font-size: 16px;

   display: inline-block;
   position: relative;
}

.dropdown-btn {
   font-size: 14px;
   font-weight: bold;
   letter-spacing: 1px;

   padding: 15px 30px;

   color: White;
   border: none;
   cursor: pointer;
}

.dropdown-btn.primary {
   background: RoyalBlue;
}

.dropdown-btn.primary:hover {
   background: DodgerBlue;
}

.dropdown-list {
   position: absolute;
   top: calc(100% + 3px);
   display: none;
}

.dropdown-item {
   display: block;
   min-width: 245px;
   max-width: 335px;
   padding: 15px 25px;

   color: White;
   background: RoyalBlue;
   border-bottom: 1px solid DodgerBlue;

   text-decoration: none;
}

.dropdown-item:hover {
   background: DodgerBlue;
}

    Code xử lý JavaScript của chúng ta sẽ được bắt đầu lại từ đầu với tệp dropdown.js mới để làm quen với hàm fadeIn(). Cách sử dụng đơn giản nhất của các hàm tạo hiệu ứng là chúng ta có thể truyền vào hàm thời gian kéo dài của hiệu ứng tính theo mili-giây milisecond như sau:

$('.dropdown-list').fadeIn(0.45 * 1000);

    Nếu như danh sách của dropdown hiện ra sau khi chúng ta làm mới trình duyệt web thì có nghĩa là code đã hoạt động tốt. Vậy có lẽ hàm fadeToggle() cũng sẽ hoạt động tốt như jQuery đã hứa hẹn trong tài liệu. 😄

    Bây giờ chúng ta sẽ thử viết luôn hàm xử lý sự kiện click chuột vào nút nhấn .dropdown-btn và sử dụng hàm fadeToggle(). Cấu trúc tổng quan của logic hoạt động thì chúng ta vẫn sẽ có các hàm như cũ với hàm xử lý sự kiện chính toggleList() được chia thành 2 tác vụ là: Thay đổi trạng thái hiển thị của danh sách hiện tại toggleTheList(), và nếu có danh sách nào đó khác đang hiện thì ẩn đi hideOtherLists().

const toggleTheList = function(event) {};
const hideOtherLists = function(event) {};

const toggleList = function(event) {
   toggleTheList(event);
   hideOtherLists(event);
};

$('.dropdown-btn').click(toggleList);

    Bây giờ chúng ta thêm vào code xử lý trong thân hàm toggleTheList()hideOtherLists() với sự hỗ trợ của .fadeToggle().fadeOut().

const toggleTheList = function(event) {
   $theList = $(event.target).next();
   $theList.fadeToggle(0.45 * 1000);
};

const hideOtherLists = function(event) {
   $theList = $(event.target).next();
   $otherLists = $('.dropdown-list').not($theList);
   $otherLists.fadeOut(0.45 * 1000);
};

const toggleList = function(event) {
   toggleTheList(event);
   hideOtherLists(event);
};

$('.dropdown-btn').click(toggleList);

    Xem kết quả hiển thị

    Bên cạnh đó thì các hàm tạo hiệu ứng của jQuery còn có thể nhận thêm nhiều giá trị khác để tùy chỉnh linh động hơn. Ví dụ như .fadeOut(0.45 * 1000, callback), trong đó callback là một hàm xử lý thao tác nào đó mà bạn muốn thực hiện ngay khi hiệu ứng ẩn .dropdown-list kết thúc.

Các hàm hỗ trợ gửi yêu cầu tới máy chủ web

    Các hàm hỗ trợ đơn giản hóa giao tiếp với máy chủ web được jQuery lập tài liệu trong chỉ mục AJAX - Asynchronous JavaScript And XML - được hiểu lơ mơ là các tác vụ được thực hiện xử lý không đồng bộ thời gian với dòng chảy chính của code JavaScript, và đối tượng làm việc là các dữ liệu được lưu trữ ở định dạng XML. Trong đó XML là một ngôn ngữ đánh dấu có cú pháp na ná với HTML nhưng lại được thiết kế và sử dụng với mục đích giống với JSON, đó là chung chuyển dữ liệu giữa các thiết bị qua mạng network.

    Nghe thì có vẻ dài dòng ghê gớm vậy thôi, chứ thực ra chúng ta không cần phải học XML để sử dụng các hàm hỗ trợ này đâu. Chúng ta vẫn sẽ làm việc với JSON như ví dụ trong bài viết [JavaScript] Bài 8 - Window & Request mà chúng ta đã thực hiện trước đó. 😄

var hanoiPosition = {
   latitude: 21.04912,
   longtitude: 105.877876
};
var openWeatherApiKey = '0f9b17d098964aeb784a6d638bf89603';
var apiUrl = 'https://api.openweathermap.org/data/2.5/weather'
           + '?lat=' + hanoiPosition.latitude
           + '&lon=' + hanoiPosition.longtitude
           + '&appid=' + openWeatherApiKey;

const printWeatherType = function(data) {
   const weatherInfo = data.weather[0];
   const weatherType = weatherInfo.main;
   console.log(weatherType);
};

jQuery.get(apiUrl, printWeatherType);

    Ở đây dữ liệu data mà chúng ta nhận được trong hàm printWeatherType() có thể là JSON, XML, hoặc HTML ở dạng chuỗi tùy vào xử lý của máy chủ web. Tuy nhiên hàm .get() của jQuery đã tự động chuyển đổi chuỗi JSON nhận được thành một object và chúng ta có thể thực hiện luôn thao tác truy xuất tới các biến bên trong.

Kết thúc bài viết

    Bài viết về sử dụng hiệu ứng chuyển tiếp trong jQuery và tương tác với máy chủ web của chúng ta đến đây là kết thúc. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ được gặp một khái niệm mới đó là plug-in và có một phần giới thiệu nhanh về thư viện jQuery UI - một phần của dự án jQueryDotCom.

    Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo. 😄

    [jQuery] Bài 4 - Sử Dụng Thư Viện jQuery UI

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan