Competitor Research cho Product Owner

    Tôn Tử có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

    Thường thì biết người sẽ dễ hơn biết ta.

    Cái gì dễ ta làm trước. Hôm nay chúng ta sẽ nói về cách làm Competitor Research.

Cơ bản về Competitor Research

    Competitor Research – cũng có thể là Product Research. Cách gọi tùy thuộc vào đối tượng mà bạn research.

    Khi bạn research một product cạnh tranh trực tiếp với cùng User Problems, cùng Solution, cùng Market, ta sẽ gọi là Competitor Research.

    Bạn cũng có thể research một product khác market, khác tập users… Ví dụ như bạn đang làm một local product và muốn tìm hiểu một global product để học hỏi. Ta sẽ gọi là Product Research.

    Tên gọi không quan trọng. Quan trọng là bạn tập trung sử dụng, tìm hiểu một product để có được những insights giá trị đem về áp dụng cho product của mình.

2 loại research

    Có 2 loại product research cơ bản:

    Product/Service level -> tập trung vào cách Product giải quyết vấn đề của users, customers Market level -> rộng hơn, bao gồm những vấn đề như Value Positioning, Pricing, SWOT… Theo kinh nghiệm của mình, Market level phù hợp với Sales, Marketing hơn, ít đem lại giá trị thật cho quá trình cải tiến sản phẩm. Bạn có thể tìm hiểu loại research này với từ khóa “Competitor analysis for product manager”. Trong bài này mình sẽ không tập trung vào loại này.

    Product level – nếu làm đúng sẽ đem lại những insight cụ thể, đóng góp vào quá trình làm sản phẩm. Đây là loại mà chúng ta cần tập trung.

Tiến hành Competitor Research

    Đầu tiên, Competitor Research là một cái bẫy.

    Cái bẫy nói rằng product này tốt hơn product của ta – đó là lý do tại sao ta phải đi research nó. Vì vậy, hãy copy features của nó.

    No. Đây là lúc áp dụng tư duy phản biện. Tên PM, PO bên đó có khi cũng đi research như ta. Có khi tên đó làm feature trong lúc thất tình. Cũng có khi tên đó bị sếp bắt làm feature đó… Ta không ở trong chăn, đừng bao giờ có tư duy copy.

Step 1: Tạo User Story, Customer Scenario

    Mỗi product sẽ có hàng tá features riêng lẻ. Mỗi feature lại có 1 lý do vì sao nó được build. Lý do có thể là theo chiến lược sản phẩm, nhưng cũng có thể là những thứ không liên quan.

    Những thứ không liên quan điển hình: một sếp to nào đó thích feature nên bắt build, một sai lầm nhưng không ai dám loại bỏ feature đó, một thử nghiệm ngoài luồng…

    Mấu chốt ở đây là một feature không thể nói lên điều gì cả. Vì vậy, so sánh Feature vs Feature là vô nghĩa.

    Đến cuối cùng, một product được build ra để giải quyết một số vấn đề cho users – gọi là các User Story hoặc Customer Scenario. Đây mới là mấu chốt của một product.

    Vì vậy, ta sẽ so sánh User Story vs User Story. Để xem ai giải quyết vấn đề cho users tốt hơn, xịn hơn. Ai giải quyết thiếu vấn đề. Ai giải quyết thừa vấn đề. Ai đang thử nghiệm giải quyết các vấn đề mới nổi…

    Như vậy, bước đầu tiên chính là xác định rõ ràng các User story hay Customer Scenario mà product của bạn và product bạn research đang giải quyết.

    Ví dụ, xem xét Gojek vs Grab:

    Customer Scenario 1: Đặt xe ôm trong giờ cao điểm Customer Scenario 2: Tương tác giữa tài xế và users từ khi đặt xe cho đến khi kết thúc chuyến Customer Scenario 3: Trải nghiệm đặt giao hàng – nhận hàng …

Step 2: Bật chế độ superfan

    Bây giờ, trong một vài ngày hãy trở thành superfan của product bạn muốn research.

    Sử dụng product càng nhiều càng tốt Đọc review Google/Apple Store, MXH Đọc website, đọc forum của product Đóng giả users, đặt câu hỏi – nếu bạn có thể … Mục tiêu cuối cùng là bạn hiểu được tại sao product này được build như vậy. Lý do đằng nhau những features của họ. Và cảm nhận được UX của các features mà họ build.

Step 3: Analysis

    Sau đó ta sẽ có một bảng so sánh như thế này.

    image.png Từ bảng trên, cố gắng hiểu được một vài insights:

    Họ giải quyết các Scenario đã tốt chưa? So với ta thì thế nào? Cách họ giải quyết có gì khác biệt hay không? Họ đang tập trung vào điều gì? Có Scenario nào mới mà ta không có hay không? Tại sao lại có Scenario đó? Nếu bạn so sánh nhiều product, hãy cố gắng nhìn ra các Trends. Ví dụ như một Scenario mới được 2 product thêm vào, chắc hẳn phải có lý do gì đó. … Tùy thuộc vào tính chất product mà trong quá trình làm bạn sẽ muốn hiểu thêm nhiều insights khác.

Kết

    Có nhiều cách khác nhau để làm Product Research. Bài này Sơn đã trình bày cách mà mình đã áp dụng và thấy hiệu quả.

    Xem xét, áp dụng, giữ lại những thứ hữu ích, loại bỏ những thứ không cần thiết. Đó là cách để bạn áp dụng. Hy vọng hữu ích cho bạn. Bảo trọng!

    Đọc thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan