Product Sense = giải quyết đúng vấn đề.
Công việc hàng ngày của bạn là giải quyết các vấn đề.
Nhưng quan trọng hơn hết là tìm ra vấn đề cốt lõi cần được giải quyết. Vấn đề thật sự mà users, sản phẩm và sếp đang gặp phải. Nếu không, feature bạn làm ra sẽ không đem lại giá trị cho ai cả.
Để làm được điều đó, bạn cần loại bỏ Tư duy Solution First và tiếp cận mọi thứ bằng Tư duy Problem First.
Tư duy Solution first
Nếu bạn để ý xung quanh, bạn sẽ nhìn thấy kiểu tư duy này ở khắp mọi nơi.
Những đoạn nói chuyện kiểu thế này.
“Anh ơi em đau đầu quá” → “Uống một viên panadol đi em”. “Em muốn giảm béo anh ơi” → “Chạy bộ đi em là hết béo”. Trong môi trường build sản phẩm, sẽ là:
“User ít login vào website của mình quá!” → “Chắc là thiếu cách login, add login facebook vào ngay” “User không hiểu cách dùng feature anh ơi” → “Thêm đoạn tooltip vào hướng dẫn đi em” Khi một vấn đề nảy sinh, theo bản năng, đa phần sẽ tập trung ngay vào tìm giải pháp cho vấn đề vừa nảy sinh.
Lý do chúng ta tư duy kiểu như vậy có một phần trách nhiệm của môi trường giáo dục. Từ nhỏ ta đã được yêu cầu giải những bài toán có input rõ ràng kiểu như “Giả sử X = 5, Y = 6 thì X + Y = ?” hay “Hỗn hợp X có số mol bằng 0,4 mol và khối lượng bằng…”. Việc của ta là đi tìm solution, chứ không phải hỏi vặn lại đề bài.
Thực tế không bao giờ như vậy. Đề bài không bao giờ rõ ràng. Đặc biệt là trong môi trường build sản phẩm.
Môi trường build sản phẩm
Khi làm Product Management, bạn sẽ được mớm thông tin, ý tưởng thì rất nhiều nguồn khác nhau. Thông tin có thể là user feedbacks, idea của sếp, idea của Devs… Theo kinh nghiệm của mình thì 99% các thông tin bạn nhận được đều chỉ là các hiện tượng bề mặt.
Đừng bao giờ ngay lập tức tập trung vào giải quyết hiện tượng bề mặt, nó sẽ làm giới hạn suy nghĩ, tầm nhìn của bạn.
Ví dụ ai đó nói với bạn câu “Em muốn giảm béo anh ơi” ở trên đi. Nếu tư duy Solution First, bạn sẽ ngay lập tức giới hạn suy nghĩ lại trong việc giảm béo. Tất cả các bước phía sau trong quá trình design solution đều bị giới hạn bởi suy nghĩ này.
Bạn sẽ bắt đầu đi Research theo hướng “Làm sao để giảm béo?”. Tìm ra các cách giảm béo khác nhau. Design các quy trình để giảm béo…
Với tư duy Problem First, bạn sẽ lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề kỹ hơn.
Tại sao người ta lại nói “Em muốn giảm béo anh ơi”? → Hoá ra là hôm nay đi tiệc rồi cảm thấy ghen tị với một số người ở đó Tại sao lại cảm thấy ghen tị? → vì thấy những người ở đó mặc những bộ quần áo rất đẹp Tại sao người ta mặc đẹp mình lại ghen tị? → vì mình hơi béo hơn năm ngoái nên không mặc vừa những bộ quần áo đẹp đã mua → Vấn đề cốt lõi là không mặc vừa quần áo đẹp đã mua, không phải giảm béo. Bây giờ bạn có thể thiết kế giải pháp từ vấn đề cốt lõi này.
Để làm product giỏi, bạn cần nhìn thấu những thứ linh tinh trên bề mặt. Nhìn thẳng vào vấn đề cốt lõi cần giải quyết.
Cách để rèn luyện tư duy Problem First
5 Why
Hãy hỏi Why 5 lần để tìm ra được vấn đề cốt lõi cho một yêu cầu, ý tưởng bất kỳ. Theo kinh nghiệm của mình thì đến Why thứ 3 là tạm ổn rồi.
Tập trung vào giá trị
Bất cứ khi nào bạn nghĩ tới một feature, hãy tự hỏi.
Tại sao feature này lại tồn tại? Feature này giải quyết vấn đề gì? Feature này giải quyết vấn đề cho ai? Feature này đem lại giá trị gì cho toàn bộ sản phẩm? Nếu bạn không thể trả lời gọn ghẽ, rõ ràng các câu hỏi phía trên, nhiều khả năng năng feature của bạn chỉ đang giải quyết một hiện tượng bề mặt. Hãy nhìn lại vấn đề ở một góc rộng hơn.
Kết
Tư duy Solution first rất bản năng, thuận theo tự nhiên. Trong một số môi trường, nó sẽ giúp ta phản ứng với vấn đề nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong môi trường nhiều điểm mù như Product Management, Solution first sẽ giết chết tầm nhìn của người Product Owner. Khi Product Owner không có tầm nhìn, sản phẩm sẽ thất bại.
Loại bỏ Solution first, luyện tập Problem first và bạn sẽ trở thành một Problem Solver đúng nghĩa.
Đọc thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com