Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh là thuật ngữ được quan tâm trong những năm gần đây, khi mà thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt và sự lên ngôi của AI đã tạo ra những thay đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh. Có thể hiểu đơn giản là trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng AI điển hình đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển thị trường kinh doanh trên thế giới:
Trợ lý cá nhân: Trợ lý ảo của Google, Amazon, Apple đã và đang được sử dụng phổ biến trong mọi nhà, dự báo mô hình trợ lý công nghệ này sẽ còn phát triển rất lớn. Sự tương tác giữa con người với công nghệ trong môi trường kinh doanh cũng được ứng dụng rất phổ biến nhằm tăng sự kết nối với khách hàng thông qua AI.
Tiếp thị quảng cáo: Các doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến được cá nhân hóa, dựa trên kho dữ liệu khổng lồ được trí tuệ nhân tạo tổng hợp lại hoặc thông qua hoạt động trên Internet của người dùng cuối.
Chăm sóc sức khỏe: Các thuật toán học máy có thể xử lý nhiều thông tin và phát hiện nhiều nguy cơ, hoặc thiết lập một chuẩn đoán nào đó cho một sự vật hiện tượng nào đó trong ngành y tế sức khỏe.
Đơn giản hóa việc sản xuất nội dung: Các dịch vụ như chuyển văn bản thành giọng nói (TTS) hoặc nhận dạng hình ảnh, phân loại video… sẽ giúp đơn giản hóa việc sản xuất nội dung, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Giao dịch tài chính: Dựa trên lịch sử giao dịch, trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán các giao dịch như chứng khoán, bất động sản … khi nào nên mua và nên bán và sau đó đề xuất phương thức hoặc gợi ý giao dịch hoặc mang đến nguồnkhối lượng kiến thức cao.
Theo xu thế, AI sẽ chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. Các dự án sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ khi được áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh.