1. Introduction
Promise
trước đó đã được giới thiệu là một cơ chế nổi bật, cung cấp cho chúng ta một cách dễ dàng để xử lý bất đồng bộ.
Promise
còn giúp chúng ta thoát khỏi những callback hell hay pyramid of doom ( những hàm callback lồng nhau không điểm dừng, mà trước đó chúng ta thường sử dụng setTimeout
để xử lí) - Đọc thêm Promise
Async/await functions
là một bổ sung mới với ES2017 (ES8), giúp chúng ta nhiều hơn trong việc thực hiện các thao tác bất đồng bộ một cách tuần tự.
Một bí mật là Async/await functions
vẫn sử dùng Promise
bên dưới nhưng code bạn viết trông sẽ clean hơn
2. Simple Example
Trong ví dụ sau, trước tiên chúng ta khai báo một hàm trả về một Promise
sẽ resolves
ra giá trị 🤡
sau 2 giây.
Sau đó, chúng ta khai báo một hàm async/ await
và chờ Promise
trả ra kết quả trước khi log được xuất hiện
function scaryClown() {
return new Promise(resolve => {
setTimeout(() => {
resolve('🤡');
}, 2000);
});
}
async function msg() {
const msg = await scaryClown();
console.log('Message:', msg);
}
msg(); // Message: 🤡 <-- after 2 seconds
await
là một toán tử mới được sử dụng để chờ một Promise
resolve
hoặc reject
. Nó chỉ có thể được sử dụng bên trong một hàm async
Sức mạnh của hàm async
trở nên mạnh mẽ hơn khi xử lí chuỗi các hàm kéo theo liên quan:
function who() {
return new Promise(resolve => {
setTimeout(() => {
resolve('🤡');
}, 200);
});
}
function what() {
return new Promise(resolve => {
setTimeout(() => {
resolve('lurks');
}, 300);
});
}
function where() {
return new Promise(resolve => {
setTimeout(() => {
resolve('in the shadows');
}, 500);
});
}
async function msg() {
const a = await who();
const b = await what();
const c = await where();
console.log(`${ a } ${ b } ${ c }`);
}
msg(); // 🤡 lurks in the shadows <-- after 1 second
Tuy nhiên, trong ví dụ trên, mỗi hàm được thực hiện tuần tự, với mỗi hàm tiếp sau phải đợi bước trước resolve
hoặc reject
trước khi tiếp tục.
Thay vào đó, nếu bạn muốn các hàm đồng thời chạy song song, bạn chỉ cần sử dụng Promise.all
để đợi tất cả các Promise
hoàn thành:
// ...
async function msg() {
const [a, b, c] = await Promise.all([who(), what(), where()]);
console.log(`${ a } ${ b } ${ c }`);
}
msg(); // 🤡 lurks in the shadows <-- after 500ms
Promise.all
trả về một mảng với các giá trị được resolve
sau khi tất cả các Promise
đã được giải quyết.
3. Promise-Returning
Các hàm Async
luôn trả về một Promise
, vì vậy những đoạn code sau đây có thể sẽ không tạo ra kết quả như bạn mong muốn:
async function hello() {
return 'Hello Alligator!';
}
const b = hello();
console.log(b); // [object Promise] { ... }
Vì những gì được trả lại là một promise
, thay vào đó, bạn có thể làm điều gì đó như sau:
async function hello() {
return 'Hello Alligator!';
}
const b = hello();
b.then(x => console.log(x)); // Hello Alligator!
hoặc:
async function hello() {
return 'Hello Alligator!';
}
hello().then(x => console.log(x)); // Hello Alligator!
4. Different Forms
Từ đầu các ví dụ, chúng ta chỉ thấy hàm async
như một function declaration
, nhưng bạn cũng có thể định nghĩa async
như một function expressions
hoặc thống qua arrow function
đọc thêm về function declaration và function expressions
4.1 Async Function Expression
Đây là hàm bất đồng bộ từ ví dụ đầu tiên, nhưng có thể được định nghĩa giống như là function expression
:
const msg = async function() {
const msg = await scaryClown();
console.log('Message:', msg);
}
4.2 Async Arrow Function
Đây là ví dụ tương tự một lần nữa, nhưng lần này được định nghĩa dưới dạng arrow function
:
const msg = async () => {
const msg = await scaryClown();
console.log('Message:', msg);
}
5. Error Handling
Một điều khác rất hay về hàm async
là việc xử lý lỗi cũng được thực hiện hoàn toàn đồng bộ, sử dụng câu lệnh try… catch
cũ.
Để chứng minh bằng cách sử dụng một Promise
sẽ reject
một nửa số lần:
function yayOrNay() {
return new Promise((resolve, reject) => {
const val = Math.round(Math.random() * 1); // 0 or 1, at random
val ? resolve('Lucky!!') : reject('Nope 😠');
});
}
async function msg() {
try {
const msg = await yayOrNay();
console.log(msg);
} catch(err) {
console.log(err);
}
}
msg(); // Lucky!!
msg(); // Lucky!!
msg(); // Lucky!!
msg(); // Nope 😠
msg(); // Lucky!!
msg(); // Nope 😠
msg(); // Nope 😠
msg(); // Nope 😠
msg(); // Nope 😠
msg(); // Lucky!!
Các hàm async
luôn trả về một Promise
, bạn cũng có thể xử lý các lỗi chưa được xử lý như bạn thường sử dụng câu lệnh catch
:
async function msg() {
const msg = await yayOrNay();
console.log(msg);
}
msg().catch(x => console.log(x));
Việc xử lý lỗi đồng bộ này không chỉ hoạt động khi một Promise
bị reject
mà còn khi có timeout thời gian chạy hoặc lỗi cú pháp xảy ra.
Trong ví dụ sau, lần thứ hai với lệnh gọi hàm msg
, chúng tôi chuyển vào một giá trị số không có phương thức toUpperCase
. Khối try… catch
cũng bắt được lỗi đó:
function caserUpper(val) {
return new Promise((resolve, reject) => {
resolve(val.toUpperCase());
});
}
async function msg(x) {
try {
const msg = await caserUpper(x);
console.log(msg);
} catch(err) {
console.log('Ohh no:', err.message);
}
}
msg('Hello'); // HELLO
msg(34); // Ohh no: val.toUpperCase is not a function
6. Async Functions With Promise-Based APIS
Hầu hết các API web mà promise-based
là đều sử dụng các hàm async
:
async function fetchUsers(endpoint) {
const res = await fetch(endpoint);
let data = await res.json();
data = data.map(user => user.username);
console.log(data);
}
fetchUsers('https://jsonplaceholder.typicode.com/users');
// ["Bret", "Antonette", "Samantha", "Karianne", "Kamren", "Leopoldo_Corkery", "Elwyn.Skiles", "Maxime_Nienow", "Delphine", "Moriah.Stanton"]
7. Kết luận
Bên trên là những gì mình tìm hiểu về Async/Await
, hi vọng giúp ích được cho mọi người
8. Tài liệu tham khảo
6 lí do Async/Await đánh bại Promise