Bài học đầu tiên về Python thực tế cùng Mow: Khởi đầu với khai báo biến

    Bài trước Mow đã nói sương sương về Python và ứng dụng của nó. Hôm nay thì các bạn cùng Mow đi vào series Python thực chiến bắt đầu là tìm hiểu về biến, cách lấy dữ liệu từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình nha.

    Để bắt đầu học bài này thì trước tiên bạn phải cài môi trường để code Python cũng như các công cụ cần thiết. Bạn có thể tham khảo tại đây nha hoặc bạn có thể sử dụng Google Colab để code hoặc có thể tự Google để cài Python nha, keyword: Cách cài Python trên Window/MacOS/Linux.

1. Khai báo biến

    Cú pháp

    variant_name = variant_value

    Trong đó:

    variant_name là tên của biến bạn muốn đặt tuân theo quy tắc bên dưới

    variant_value là giá trị của biến đó nếu là kiểu string thì được viết trong cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép nhé.

    Ví dụ name = 'Mow' hoặc name = "Mow"

    Nếu các bạn nào có từng học qua C/C++ hay C#,... thì có thắc mắc là kiểu dữ liệu của biến name là gì không? Hmmmm, trong Python các bạn không cần khai báo kiểu dữ liệu của biến nhé vì kiểu của biến sẽ được tự nhận theo giá trị mà bạn đã gán cho biến. Ví dụ name sẽ có kiểu dữ liệu là chuỗi.

  •     Các quy tắc đặt tên biến trong Python

    •     Các ký tự hợp lệ:

      •     Chữ thường (a -> z)

      •     Chữ hoa (A -> Z)

      •     Chữ số (0 -> 9)

      •     Dấu gạch dưới ' _ '

    •     Không được bắt đầu bằng chữ số, ví dụ như 3conbuom

    •     Không được trùng với từ khoá của Python, ví dụ như True hay for, ...

    •     Không được chứa các ký tự đặc biệt, ngoại trừ '_' ví dụ như d@ta hay giaithua!, ...

    •     Có phân biệt viết hoa & thường ví dụ songuyen khác soNguyen

    •     Ví dụ về các tên hợp lệ number1, Flag, pointer, user_address, _temp, ...

2. Input & Output trong python:

    Làm sao để lấy giá trị nhập vào từ bàn phím hay xuất một giá trị nào đó ra màn hình?

    Chúng ta sẽ tìm hiểu về hàm print()input() nha.

    Để nhận một giá trị được nhập từ bàn phím thì trong Python các bạn sẽ dùng cú pháp sau

input(<Chuỗi cần hiện(không bắt buộc)>)

    Ví dụ

# Mình sẽ yêu cầu nhập vào tên của bạn nhé
name = input("Enter your name here: ")
# Mình sẽ nhập là 'Mow' nha

    Ở đoạn code trên chuỗi Enter your name here: sẽ hiện ra và yêu cầu bạn nhập gì đó từ bàn phím và kết quả bạn nhập sẽ được lưu vào biến name.

    Sau khi đã nhận được giá trị nhập từ bàn phím và lưu vào biến name thì chúng ta dùng print() để xuất ra màn hình name vừa nhập nha.

print(name)
# Output: Mow

    Hoặc

#Output: Your name is Mow

print("Your name is", name)

    Bạn có thể dùng print() với một chuỗi trực tiếp mà không cần đến biến


Vậy nếu xuất một lúc nhiều biến thì sao?

Ví dụ bạn muốn xuất ra ```Mình tên là Mow, mình 13 tuổi```

Thì bạn sẽ làm như sau nhé:

Với ```name``` và ```age``` là hai biến lưu tên và tuổi.

Cách 1:

```print("Mình tên là", name, ", mình", age, " tuổi")```

Cách 2:

```print(f'Mình tên là {name}, mình {age} tuổi')```

Cách 3:

```print('Mình tên là {}, mình {} tuổi'.format(name,age))```

```print('Mình tên là {0}, mình {1} tuổi'.format(name,age))```

print("Alo alo! Mình là Mow đây. Nếu bạn học cùng với những người giỏi nhưng bạn không tiếp thu được gì, vậy sao bạn không thứ học cùng với một thằng ngu như mình thử :)")

#Output : Alo alo! Mình là Mow đây. Nếu bạn học cùng với những người giỏi nhưng bạn không tiếp thu được gì, vậy sao bạn không thứ học cùng với một thằng ngu như mình thử :)

    Hmmm, Vậy là xong rồi đó. Tổng kết lại những gì bạn học được từ bài này heng:

  1.     Tạo biến, các quy tắc đặt tên biến.

  2.     Lấy dữ liệu được nhập từ bàn phím và lưu vào biến sau đó xuất giá trị ra màn hình bằng hàm print()

    Học gì mà không có bài tập:

    Bài tập nho nhỏ cho các bạn thực hành hoặc code kiểm thử các kiến thức vừa học đây nha

    Nhập vào chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật. Xuất ra màn hình Hình chữ nhật bạn vừa nhập có kích thước dài x rộng là long x width. Với longwidth là hai biến được nhập từ bàn phím.

    Code mẫu cho các bạn tham khảo nghen. Làm xong rồi hẵng xem code của Mow nha. Xem có sửa code của Mow được xịn hơn hay không nha.

print("Nhập vào chiều dài hình chữ nhật:")
long = input()
print("Nhập vào chiều rộng hình chữ nhật:")
width = input()
print('Hình chữ nhật bạn vừa nhập có kích thước dài x rộng là', long, 'x',  width)

    Rồi, hôm đầu sơ sơ vậy thôi. Mình rất mong nhận được sự góp ý của các tiền bối cũng như các thắc mắc của các hậu bối ở phía dưới phần bình luận. Mình sẽ tiếp thu cũng như giải đáp tất tần tật để chúng ta cùng tốt hơn nha. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hoặc chỉ đơn giản là ủng hộ Mow tiếp tục con đường Bloggggg thì hãy chia sẻ và flow Mow nha. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan