1. allSatisfy - kiểm tra xem collection có thoả mãn điều kiện không
Từ Swift 4.2 chúng ta có hàm allSatisfy() cho các collection (array, set, …). Hàm này nhận vào một điều kiện, và trả về true nếu tất cả các phần tử trong collection đó thoả mãn điều kiện này.
Ví dụ, chúng ta có array sau để chứa điểm thi của một lớp học:
let scores = [5, 8, 7, 9, 10]
Giả sử 5 điểm là đủ để qua môn, chúng ta có thể kiểm tra liệu tất cả học sinh trong lớp có qua môn không bằng cách:
let passed = scores.allSatisfy { $0 >= 5 } // true
2. Public getter, private setter
Access control là một tính năng rất tuyệt vời của swift. Chắc bạn cũng hay sử dụng các access control như public, private cho các property của class để kiểm soát việc code ở nơi khác access các property này, và làm mục đích dòng code của chúng ta rõ ràng hơn. Nhưng liệu bạn có biết chúng ta có thể sử dụng 2 loại access control cùng lúc. Hãy xem ví dụ sau:
Chúng ta có một struct tên Bank:
struct Bank {
var address: String
}
Sau đó chúng ta khởi tạo một instance của struct này:
let richBank = Bank()
Chúng ta không sử dụng access control nào với property address, nghĩa là code ở đâu cũng có thể đọc và thay đổi giá trị address của richBank. Còn nếu chúng ta sử dụng private cho address, code ở nơi khác không thể thay đổi hay đọc giá trị của nó.
Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn muốn code ở chỗ khác có thể đọc giá trị address, nhưng chỉ có nội bộ richBank mới có thể thay đổi giá trị của property này. Swift cung cấp một cách rất dễ dàng để làm việc này: public private(set).
Khi sử dụng cú pháp này, một property có thể được đọc ở bất cứ đâu, nhưng chỉ có thể được thay đổi nội bộ. Cụ thể trong ví dụ của chúng ta, ai cũng có thể đọc địa chỉ của richBank, nhưng chỉ có bản thân richBank mới có thể thay đổi địa chỉ của nó.
struct Bank {
public private(set) var address: String
public mutating func setAddress(newAddress: String) {
self.address = newAddress
}
}
let richBank = Bank(adress: "Rich Street")
print(richBank.address) // Rich Street
richBank.address = "Poor Street" // Error
richBank.setAddress("Poor Street") // OK
3. Static vs class properties
Class properties trong Swift có thể được tạo lập bằng cách sử dụng một trong hai keyword: static và class.
Cả 2 đều khiến cho property trở thành property chung ở mọi instance của class, tuy nhiên keyword static có tính final, tức là property được tạo lập với keyword static sẽ không thể override ở các subclass.
Ví dụ, chúng ta có thể tạo một class Building có một class property dùng để chứa địa chỉ, và một static property dùng để chứa tên những người đồng sở hữu Building này:
class Building {
class var address: String {
return "Awesome Street"
}
static var owners: [String] {
return ["Good leader", "Evil boss"]
}
}
Bởi vì address là một class property, nó có thể được thay đổi bởi các subsclass của Building. Ngược lại, owners là một static property không thể thay đổi được trong các subclass.
class Villa: Building {
// Có thể override được class var
override class var address: String {
return “Not-that-awesome Street
}
// Nhưng không được phép override static var
override static var owners: [String] {
return [“Grandma”, “Grandpa”]
} // Error
}
4. == vs. ===
Trong Swift có một protocol tên Equatable. Khi một type áp dụng protocol này, chúng ta có thể sử dụng operator “==” để kiểm tra xem 2 giá trị thuộc type đó có giống nhau không. Ví dụ:
1 == 1 // true
“kayak” == String(“kayak”.reversed()) // true
[2, 4, 6] == [1, 2, 3].map { $0 * 2 } // true
Khi bạn tạo mới một type, bạn chỉ cần cho type đó áp dụng protocol Equatable là có thể sử dụng ==. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng class và muốn so sánh 2 instance của class với nhau thì bạn còn có một lựa chọn nữa.
Bởi vì một instance của class chỉ là một reference đến địa chỉ của class đó trong memory, bạn có thể dùng operator === để kiểm tra xem liệu 2 instance của một class có cùng trỏ đến một địa chỉ hay không.
class Lightsaber {
var color: String!
init(color: String) {
self.color = color
}
}
let firstSaber = Lightsaber(color: “Blue”)
let secondSaber = firstSaber
print(firstSaber === secondSaber) // true
Bạn có thể thấy class trên không cần áp dụng protocol Equatable nhưng vẫn có thể so sánh các instance với nhau. === còn được gọi là identity operator.
5. Tạo giá trị default cho property của protocol bằng cách sử dụng extension
Chúng ta hẳn đều biết có thể tạo default implementation cho 1 method của protocol bằng cách sử dụng extension. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng extension để gán giá trị default cho các property của protocol.
Ví dụ, chúng ta có thể tạo protocol tên Fadeable dùng để làm mờ view trong vài giây nhất định:
protocol Fadeable {
var fadeSpeed: TimeInterval { get }
func fadeOut()
}
Thay vì để mỗi type áp dụng protocol này tự thêm giá trị cho fadeSpeed và implement method fadeOut(), chúng ta có thể tạo giá trị default cho cả hai trong extension:
extension Fadeable where Self: UIView {
var fadeSpeed: TimeInterval {
return 1.0
}
func fadeOut() {
UIView.animate(withDuration: fadeSpeed) {
self.apha = 0
}
}
Sau đó, chúng ta có thể cho các subclass áp dụng protocol này mà không cần phải viết đi viết lại các giá trị default kể trên:
class MyViewClass: UIView, Fadeable {}
Trên đây là 5 thủ thuật ngắn gọn những hữu ích trong Swift. Hi vọng bài viết của mình có thể giúp các bạn code hiệu quả hơn .