Giới thiệu
Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 như hiện nay, lập trình như một xu thế được mọi người nhắm đến. Mọi người đến với lập trình với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng... với tôi "Từ niềm đam mê đến ... một lập trình viên!"
Nội dung
Tương lai của nghề lập trình
Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, số lượng việc làm ngành IT gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng IT tăng dần đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2016 tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012, và dự báo đến năm 2018 thị trường tuyển dụng IT cần tới 350 000 lập trình viên tức tăng gấp 20 lần so với năm 2016. Trong khi đó, hiện tại chúng ta chỉ mới đáp ứng được khoảng 200 000 lập trình viên, tương đương thị trường đang thiếu khoảng 150 000 lập trình viên. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định rằng đây chỉ là sự thiếu hụt ngắn hạn.
Mức lương theo cấp bậc
Năm 2018, nên học lập trình ngôn ngữ nào?
Bên cạnh Javascript đang dẫn đầu xu thế công nghệ thế giới, Big Data, Internet of Things (IoT), Docker, điện toán đám mây và an ninh mạng cũng đang là các xu hướng mà các lập trình viên hướng tới. Những công nghệ này góp phần tối ưu hoá những sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
Ai cũng có thể tiếp cận lập trình
Nghề lập trình có lẽ sẽ là tấm vé giúp bạn trở thành một công dân toàn cầu.
Một điều dễ nhận thấy là công nghệ phần cứng thay đổi với tốc độ quá nhanh, trong khi đó, các công nghệ hay các ngôn ngữ lập trình gần như chẳng mấy thay đổi trong suốt nhiều năm.
Gần đây, các công ty công nghệ lớn đều muốn xây dựng lợi thế của riêng mình bằng cách tự xây dựng ngôn ngữ mới. Nhưng đừng lo lắng, nếu bạn biết ngôn ngữ PHP thì về cơ bản, bạn đã biết ngôn ngữ Hack của Facebook, hoặc nếu bạn biết C++ thì sẽ chẳng khó khăn gì để học ngôn ngữ Swift của Apple…
Khoảng 10 năm trước, khi người ta còn nói rằng tiếng Anh là kỹ năng mang lại lợi thế lớn để hội nhập thì giờ nó trở thành một kỹ năng cơ bản nếu bạn muốn có một công việc tốt. Đến thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu bạn biết một vài ngôn ngữ lập trình thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn để có thể được chấp nhận làm việc ở mọi nơi trên thế giới.
Dù làm việc ở đâu, các lập trình viên cũng dùng ngôn ngữ lập trình như nhau nên ngôn ngữ lập trình trong tương lai có thể thay thế vai trò của ngoại ngữ như tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ quốc tế.
Vậy lập trình có phải đích đến ?
Trước khi bước vào cuộc đời của một lập trình viên bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi: Một người cần học lập trình trong bao nhiêu lâu là đủ? Chỉ bốn năm đại học? Hay ba năm cấp 3 cộng bốn năm đại học (tức bảy năm)? Hay ba tháng sau khi hoàn thành khoá học online “Lập trình Android cấp tốc, kiếm tiền nghìn đô”? Hay đơn giản là 21 ngày (đọc xong “Lập trình Java trong 21 ngày”)? Với lập trình không bao giờ là "đủ"! Bạn đến với lập trình vì kiếm tiền?, vì muốn cống hiến cho xã hội?, v.v abcxyz gì gì đó =))) Tuy nhiên, hãy đến với lập trình bằng sự đam mê vì "đam mê là chìa khóa thành công"
Đam mê là chìa khóa thành công
Tôi tâm đắc một câu nói rằng:" …muốn theo đuổi ngành CNTT nói riêng và bất kỳ ngành nào nói chung, điều quan trọng nhất vẫn là đam mê. Không có đam mê mà chỉ làm việc vì cơm áo gạo tiền thì không “sướng”, và khi đã không “sướng” thì đến một lúc nào đó sẽ cảm thấy nhàm chán. Chỉ có theo đuổi đam mê thì công việc mới bền lâu được…"
Bạn có biết:"Cơ hội thành công khi theo đuổi đam mê sẽ cao gấp 488 lần so với khi theo đuổi kiếm tiền"
Nghề lập trình không phải là một nghề dễ. Lập trình viên đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy logic. Có thể nói, suy nghĩ logic là một điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
Hãy chú ý, ngoài khả năng sáng tạo và logic, bạn cần có các kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập. Đây là yếu tố giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hay chậm, khoa học hay không khoa học, hiệu quả hay thất bại. Thời gian rất quan trọng, bạn cần phải lập kế hoạch cụ thể, lên trình tự cho công việc của bạn để bạn hoàn thành dự án đúng quy định.
Tôi luôn chiêm nghiệm rằng: "Kinh nghiệm và tư duy có thể trau dồi theo thời gian, nhưng thứ mà mỗi lập trình viên không thể thiếu đó chính là đam mê".
Lời kết
Lập trình không phải là nghề dễ. Nó sẽ khó với những ai không đam mê. Hãy bỏ qua các giới hạn về thời gian, ngôn ngữ,... Và đến với lập trình bằng cả nhiệt huyết của mình, cánh cửa thành công đang đến gần hơn với bạn rồi đó !!!