Giải quyết vấn đề về Chu trình trên đồ thị trong lập trình.

I. Xác định chu trình trên đồ thị

    Từ những bài viết đầu tiên về chuyên đề Lý thuyết đồ thị, tôi đã giới thiệu tới các bạn khái niệm về Chu trình trên đồ thị. Một đường đi {v0,v1,v2,,vk}\{v_0, v_1, v_2, \dots, v_k\} trên đồ thị được gọi là một chu trình nếu như v0=vk,v_0 = v_k, và nếu như các cạnh trên đường đi đó đều phân biệt. Ngoài ra, trên đồ thị còn có thể tồn tại hai dạng chu trình đặc biệt là Chu trình Euler và Chu trình Hamilton, sẽ được đề cập tới ở những bài viết tiếp theo.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu hơn vào cách xác định chu trình trên đồ thị và những bài toán ứng dụng của nó.

    Giải thuật DFS\text{DFS} là một công cụ rất hữu hiệu để xác định chu trình trên đồ thị. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý tưởng của giải thuật.

1. Phát biểu bài toán

    Cho một đơn đồ thị vô hướng GG gồm nn đỉnh và mm cung (có thể có "khuyên" - cạnh tự nối một đỉnh với chính nó). Các đỉnh của đồ thị được đánh số từ 11 tới nn.

    Một chu trình trên đồ thị là một đường đi (x1,x2,,xk,x1)(x_1, x_2, \dots, x_k, x_1) với hai đỉnh đầu và cuối của đường đi giống nhau.

    Hãy xác định đồ thị trên có chứa chu trình nào hay không?

    Input:

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên nn và mm - số đỉnh và số cạnh của đồ thị (1n,m105)(1 \le n, m \le 10^5).
  • mm dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương u,vu, v - thể hiện một cạnh của đồ thị nối hai đỉnh uu và vv.

    Output:

  • In ra YES nếu đồ thị có chứa chu trình, ngược lại in ra NO.

    Sample Input 1:

4 4
1 2
2 3
3 4
4 2

    Sample Output 1:

YES

    Sample Input 2:

4 3
1 2
1 3
4 3

    Sample Output 2:

NO

2. Ý tưởng

Phân loại các cung trên cây DFS

    Trong quá trình duyệt DFS\text{DFS} trên đồ thị, nếu như ta chỉ giữ lại các cạnh (u,v)(u, v) với uu là cha của v,v, rồi định hướng cạnh đó theo chiều (uv),(u \rightarrow v), thì ta sẽ thu được một đồ thị mới dạng cây, gọi là cây DFS\text{DFS}. Các cạnh được giữ lại sẽ gọi là cạnh thuộc cây DFS,\text{DFS}, còn các cạnh không được giữ lại gọi là cạnh không thuộc cây DFS\text{DFS}.

    

    Cây DFS của một đồ thị gồm 9 đỉnh, các cạnh màu trắng là cạnh được giữ lại

    Giả sử đồ thị đang xét là đồ thị có hướng, xét mọi cung được thăm và không được thăm trong quá trình DFS,\text{DFS}, ta có các loại cung sau:

  • Cung của cây DFS (Tree Edges): Các cung được thăm trong quá trình DFS\text{DFS} (cung màu trắng nét liền).
  • Cung xuôi (Forward edges): Cung không thuộc cây DFS\text{DFS} có dạng (uv)(u \rightarrow v); trong đó uu là cha của vv trong quá trình DFS\text{DFS} (cạnh xanh lá).
  • Cung ngược (Back edges): Cung không thuộc cây DFS\text{DFS} và có dạng (vu)(v \rightarrow u); trong đó uu là cha của vv (cạnh đỏ) nhưng vv đã được thăm trước đó do một dây chuyền DFS\text{DFS} khác.
  • Cung chéo (Cross edges): Cung không thuộc cây DFS\text{DFS}, trong đó uuvv thuộc hai nhánh khác nhau của cùng một cây DFS\text{DFS} (cạnh tím).

    

    Còn nếu như xét trên đồ thị vô hướng, thì chỉ tồn tại duy nhất hai loại cung là cung thuộc cây DFS và cung ngược (không thuộc cây DFS).

Phân tích giải thuật

    Từ định nghĩa về cây DFS\text{DFS} ở trên, ta nhận thấy rằng:

  • Một cây DFS\text{DFS} của đồ thị sẽ chứa toàn bộ các đỉnh thuộc cùng một thành phần liên thông của đồ thị, nhưng không phải tất cả các cạnh.
  • Cây DFS\text{DFS} của đồ thị là một đồ thị không có chu trình.
  • Nếu như trong quá trình duyệt DFS,\text{DFS}, xuất hiện một cung ngược, thì chắc chắn thành phần liên thông hiện tại có chứa chu trình (bời vì sẽ có một đường đi quay lại được đỉnh đã thăm ở phía trên).

    Nhận xét trên cho ta ý tưởng về cách xác định một đồ thị có chu trình hay không vô cùng đơn giản như sau:

    Sử dụng DFS, duyệt từng thành phần liên thông của đồ thị. Nếu trong quá trình duyệt phát hiện một cung ngược, thì chắc chắn đồ thị có chứa chu trình.

    Việc xác định một cung có phải cung ngược hay không rất dễ, bằng cách sử dụng một mảng visited[u]\text{visited}[u] để đánh dấu lại đỉnh uu đã duyệt qua hay chưa. Sau đó, nếu như trong quá trình duyệt nhánh textDFStext{DFS} gốc uu mà có một cạnh (u,v)(u, v) mà vv đã thăm rồi, thì cung (uv)(u \rightarrow v) sẽ là cung ngược.

    Giải thuật có thể thực hiện tương tự nhau ở cả đồ thị vô hướng lẫn có hướng.

3. Cài đặt

    Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h>
#define int long long
#define task "detect_cycle."

using namespace std;

const int maxn = 1e5 + 10;
typedef int arr[maxn];
vector < int > adj[maxn];

// Nhập dữ liệu đồ thị.
void enter(int &n, int &m, vector < int > adj[])
{
    cin >> n >> m;

    for (int u = 1; u <= n; ++u)
        adj[u].clear();

    for (int i = 1; i <= m; ++i)
    {
        int u, v;
        cin >> u >> v;

        adj[u].push_back(v);
        adj[v].push_back(u);
    }
}

// DFS để tìm chu trình từ một cây DFS gốc u.
bool dfs_find_cycle(int u, int par, vector < int > adj[], arr visited)
{
    visited[u] = true;

    for (int v: adj[u])
    {
        // Nếu đỉnh v chưa thăm thì đi thăm v và xem nhánh DFS từ v
        // có tạo ra chu trình hay không.
        if (!visited[v])
        {
            if (dfs_find_cycle(v, u, adj, visited))
                return true;
        }
        // Nếu v đã thăm và v không phải đỉnh vừa gọi đệ quy ở bước
        // trước, thì cung (u, v) là một cung ngược -> có chu trình.
        else if (v != par)
            return true;
    }

    return false;
}

// Xác định có tồn tại chu trình trên đồ thị hay không.
void solution(int n, vector < int > adj[], arr visited)
{
    fill(visited + 1, visited + n + 1, 0);

    // Thử DFS từ các đỉnh và dựng cây DFS.
    for (int u = 1; u <= n; ++u)
        if (!visited[u])
        {
            if (dfs_find_cycle(u, -1, adj, visited))
            {
                cout << "YES" << endl;
                return;
            }
        }

    cout << "NO" << endl;
}

main()
{
    ios_base::sync_with_stdio(false);
    cin.tie(nullptr);

    int n, m;
    arr visited;

    enter(n, m, adj);
    solution(n, adj, visited);

    return 0;
}

II. Ví dụ minh họa

1. Bài toán 1

Đề bài

    Cho một dãy số AA gồm nn phần tử a0,a1,,an1a_0, a_1, \dots, a_{n - 1}. Xuất phát từ một phần tử ở vị trí ii bất kỳ, ta sẽ di chuyển trên mảng theo trình tự sau:

  • Nếu ai<0,a_i < 0, di chuyển tới phần tử (iai) mod n(i - a_i) \text{ mod } n.
  • Nếu ai>0,a_i > 0, di chuyển tới phần tử (i+ai) mod n(i + a_i) \text{ mod } n.

    Nếu như giá trị ai mod n=0,a_i \text{ mod } n = 0, thì sẽ không có sự di chuyển nào diễn ra cả.

    Hãy xác định xem quá trình di chuyển trên có thể tạo thành một chu trình di chuyển trên dãy số hay không? Lưu ý rằng, nếu như bước di chuyển tự đi tới chính nó thì không tính là một chu trình.

    Input:

  • Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương n (1n105)n \ (1 \le n \le 10^5).
  • Dòng thứ hai chứa nn số nguyên a0,a1,,an1a_0, a_1, \dots, a_{n - 1} phân tách nhau bởi dấu cách (ai106;ai0,i:0i<n)\big(|a_i| \le 10^6; a_i \ne 0, \forall i: 0 \le i < n\big).

    Output:

  • In ra YES nếu như có thể tạo ra một chu trình di chuyển trên dãy số, ngược lại in ra NO.

    Sample Input 1:

5
2 -1 1 2 2

    Sample Output 1:

YES

    Sample Input 2:

2
1 2

    Sample Output 2:

NO

Ý tưởng

    Nếu như ta đồ thị hóa bài toán, coi các vị trí ii trên dãy số là các đỉnh của một đồ thị, và giữa hai vị trí i,ji, j có cạnh nối nếu như từ vị trí ii có thể di chuyển được tới vị trí jj theo cách di chuyển trong đề bài, thì bài toán sẽ trở thành xác định xem trên đồ thị có tồn tại chu trình hay không.

    Trước tiên sử dụng một mảng adj[u]\text{adj}[u] để lưu các vị trí mà từ vị trí uu có thể di chuyển tới được, coi như đây là một danh sách kề của đồ thị. Sau đó tiến hành DFS\text{DFS} tìm đường như giải thuật bên trên.

Cài đặt

    Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h>
#define int long long
#define task "loop_in_seq."
#define inf 1e9 + 7
#define x first
#define y second

using namespace std;

const int maxn = 1e5 + 10;
typedef int arr[maxn];
vector < int > adj[maxn];

// Nhập dữ liệu dãy số.
void enter(int &n, arr a)
{
    cin >> n;

    for (int i = 0; i < n; ++i)
        cin >> a[i];
}

// Dựng đồ thị.
void create_graph(int n, arr a, vector < int > adj[])
{
    for (int i = 0; i < n; ++i)
        if (i != (i + a[i] + n) % n)
            adj[i].push_back((i + a[i] + n) % n);
}

// DFS để tìm chu trình từ một cây DFS gốc u.
bool dfs_find_cycle(int u, int par, vector < int > adj[], arr visited)
{
    visited[u] = true;

    for (int v: adj[u])
    {
        // Nếu đỉnh v chưa thăm thì đi thăm v và xem nhánh DFS từ v
        // có tạo ra chu trình hay không.
        if (!visited[v])
        {
            if (dfs_find_cycle(v, u, adj, visited))
                return true;
        }
        // Nếu v đã thăm và v không phải đỉnh vừa gọi đệ quy ở bước
        // trước, thì cung (u, v) là một cung ngược -> có chu trình.
        else if (v != par)
            return true;
    }

    return false;
}

// Tìm chu trình trong dãy số.
void solution(int n, arr a, vector < int > adj[])
{
    create_graph(n, a, adj);

    arr visited;
    fill(visited, visited + n, 0);

    for (int i = 0; i < n; ++i)
        if (!visited[i])
            if (dfs_find_cycle(i, -1, adj, visited))
            {
                cout << "YES";
                return;
            }

    cout << "NO";
}

main()
{
    //freopen(task"inp", "r", stdin);
    //freopen(task"out", "w", stdout);
    ios_base::sync_with_stdio(false);
    cin.tie(nullptr);

    int n;
    arr a;

    enter(n, a);
    solution(n, a, adj);

    return 0;
}

Đánh giá độ phức tạp

    Độ phức tạp chỉ là O(n+m)O(n + m) cho quá trình DFS,\text{DFS}, với mm là số cạnh nối tạo ra trên đồ thị.

2. Bài toán 2

Đề bài

    Cho một đơn đồ thị vô hướng liên thông gồm nn đỉnh, các đỉnh được đánh số từ 00 và mm cạnh. Hãy đếm số lượng chu trình đơn có kk đỉnh và kk cạnh trong đồ thị đó?

    Input:

  • Dòng đầu tiên chứa ba số nguyên dương n,mn, m và k (2n,m100;1km)k \ (2 \le n, m \le 100; 1 \le k \le m).
  • mm dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương u,vu, v - thể hiện đồ thị có một cạnh nối hai chiều giữa hai đỉnh uu và vv.

    Output:

  • Số nguyên duy nhất là số lượng chu trình tìm được. Lưu ý, các chu trình có cùng các đỉnh và các cạnh nhưng khác thứ tự sẽ vẫn chỉ tính là 11 chu trình.

    Sample Input:

5 6 4
0 1
0 3
1 4
1 2
2 3
4 3

    Sample Output:

3

    Giải thích:

    

    Các chu trình tìm được là: (0,1,2,3,0);(0,1,4,3,0);(1,2,3,4,1)(0, 1, 2, 3, 0); (0, 1, 4, 3, 0); (1, 2, 3, 4, 1). Lưu ý rằng, hai chu trình (0,3,2,1,0)(0, 3, 2, 1, 0) và (0,1,2,3,0)(0, 1, 2, 3, 0) chỉ được tính 11 lần, do đó đáp án chỉ là 33.

Ý tưởng

    Thay vì tìm một chu trình có độ dài n,n, ta có thể tìm ra các đường đi có độ dài n1n - 1 từ mọi đỉnh u,u, sau đó kiểm tra xem đỉnh cuối cùng của đường đi tìm được có đến được đỉnh uu ban đầu hay không. Nếu có thì đó là một chu trình có độ dài nn.

    Tuy nhiên, để giảm số lần phải duyệt chu trình, thì ta nhận xét rằng: Chỉ cần lựa chọn đỉnh xuất phát là một trong số n(k1)n - (k - 1) đỉnh đầu tiên. Lí do là bởi vì, nếu như thực sự tồn tại chu trình độ dài kk khi duyệt DFS\text{DFS} thì nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra một đường đi độ dài k1k - 1 trong số k1k - 1 đỉnh còn lại. Việc chọn đỉnh xuất phát ngoài tập n(k1)n - (k - 1) đỉnh đầu tiên sẽ chỉ khiến cho số lượng chu trình trùng lặp bị tăng lên.

    Một điều cần lưu ý là, mỗi khi chọn một đỉnh xuất phát để tìm chu trình từ nó, thì số lượng chu trình tìm được sẽ bị lặp lại 22 lần (do chu trình có thể đi theo hai chiều xuôi chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ). Vì thế, kết quả cuối cùng cần chia cho 22.

Cài đặt

    Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h>
#define task "count_cycle."

using namespace std;

const int maxn = 101;
typedef int arr[maxn];
vector < int > adj[maxn];

void enter(int &n, int &m, int &k, vector < int > adj[])
{
    cin >> n >> m >> k;

    for (int i = 1; i <= m; ++i)
    {
        int u, v;
        cin >> u >> v;

        adj[u].push_back(v);
        adj[v].push_back(u);
    }
}

void dfs(int start, int k, int u, vector < int > adj[],
         arr visited, int &total_cycle)
{
    visited[u] = 1;

    // Đã tìm ra đường đi độ dài k - 1.
    if (k == 0)
    {
        // Loại bỏ đỉnh u khỏi chu trình để chọn đường đi khác.
        visited[u] = 0;

        // Kiểm tra xem đỉnh u có quay về được đỉnh xuất phát ban đầu không.
        // Nghĩa là đỉnh ban đầu nằm trong danh sách kề của đỉnh u.
        if (find(adj[u].begin(), adj[u].end(), start) != adj[u].end())
            ++total_cycle;

        return;
    }

    // Tìm các đường đi có thể bằng DFS. Mục tiêu là tạo được đường đi 
    // có độ dài bằng k - 1.
    for (int v: adj[u])
    {
        if (visited[v])
            continue;

        dfs(start, k - 1, v, adj, visited, total_cycle);
    }

    // Loại bỏ đỉnh u khỏi chu trình để chọn một đường đi khác.
    visited[u] = 0;
}

void solution(int n, int k, vector < int > adj[])
{
    arr visited;
    fill(visited, visited + n, 0);

    int total_cycle = 0;
    for (int u = 0; u < n - (k - 1); ++u)
        if (!visited[u])
        {
            // Nếu u chưa thăm thì dựng tất cả các chu trình độ dài
            // n xuất phát từ u.
            dfs(u, k - 1, u, adj, visited, total_cycle);

            // Đánh dấu lại u đã sử dụng rồi, từ sau đây sẽ không tìm
            // thêm các chu trình chứa u nữa -> tránh lặp lại.
            visited[u] = 1;
        }

    // Chia 2 kết quả vì số chu trình đã đếm bị lặp lại hai lần.
    cout << total_cycle / 2;
}

main()
{
    ios_base::sync_with_stdio(false);
    cin.tie(nullptr);

    int n, m, k;

    enter(n, m, k, adj);
    solution(n, k, adj);

    return 0;
}

Đánh giá độ phức tạp

    Ta thử chọn n(k1)n - (k - 1) đỉnh làm điểm bắt đầu của chu trình, và lại mất thêm O(n+m)O(n + m) để thực hiện DFS\text{DFS} tìm chu trình, do đó độ phức tạp tổng quát sẽ là O(n×(n+m))O\big(n \times (n + m)\big).

III. Tài liệu tham khảo

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan