Tổng quan
Đã bao giờ bạn gặp những tình huống dưới đây và đặt câu hỏi thắc mắc tại sao chưa?
Tình huống 1: Bạn vào một trang mua sắm (Tiki, Shopee...) tìm kiếm mua một món hàng (ví dụ: bạn tìm mua một chiếc đồng hồ) và rồi bạn không mua và thoát ra. Một lát sau khi lướt face, bạn "vô tình" thấy rất nhiều quảng cáo liên quan đến đồng hồ của tiki và cả những đơn vị khác xuất hiện trên bảng tin rất nhiều. Vậy có phải facebook đang theo dõi bạn nên mới biết bạn đang tìm mua đồng hồ?
Tình huống 2: Bạn ngồi nói chuyện với đồng nghiệp của mình về dự định về chuyến du lịch Đà Nẵng dự định thực hiện vào tuần sau. Và rất nhanh sau đó, khi bạn tìm kiếm trên google hoặc bạn lướt facebook, hàng loạt những quảng cáo về các địa điểm hay vé máy bay xuất hiện, những quảng cáo của các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch hay đặt phòng, đặt vé máy bay cũng "vô tình" xuất hiện trên màn hình của chúng ta. Vậy liệu chúng thực sự có "vô tình" xuất hiện trên facebook và google của chúng ta?
Qua 2 tình huống thực tế trên, các bạn hẳn đã có thể hình dung được những điều đã và đang xảy ra khi chúng ta sử dụng những dịch vụ "miễn phí" của google, facebook. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc "If you are not paying for it, you are the product - Nếu bạn không phải trả tiền, thì thực tế bạn chính là sản phẩm.". Để thu thập dữ liệu khách hàng, các công ty dữ liệu đa quốc gia sẵn sàng cung cấp các sản phẩm với chất lượng rất cao như Tìm kiếm, Thư điện tử, Bản đồ điện tử, Mạng xã hội vân vân hoàn toàn miễn phí. Họ nắm lượng dữ liệu lớn nhất, nắm những công nghệ xử lý dữ liệu tiên tiến nhất, nắm những hạ tầng tính toán dữ liệu lớn nhất. Khác với truyền hình, họ thực sự làm chủ dữ liệu một cách chủ động và toàn diện. Vậy thực hư vấn đề như thế nào mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề:
Trong cuốn sách "The Art Of Invisibility - Nghệ thuật ẩn mình" của tác giả Kenvin Mitnick đề cập tới rất nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề thông tin của chúng ta bị theo dõi như thế nào, thông tin của chúng ta bị bán và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Bạn có thể bị theo dõi bởi chính phủ, bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ, các công ty quảng cáo, các công ty dịch vụ bán hàng... thông qua các cuộc điện thoại, tin nhắn, cú click chuột hay những từ khóa tìm kiếm... Vấn đề này tồn tại từ những năm của thế kỉ trước trong bối cảnh ngành truyền thông và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Ngày nay những ông lớn như Facebook hay Google ngày càng phát triển và đưa nó lên tầm cao mới, kín kẽ hơn, tinh vi hơn và cũng thông minh hơn.
Kỹ thuật để google và facebook có thể "theo dõi" chúng ta
Retargeting
Retargeting (hay chiến lược đeo bám quảng cáo) là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả việc đặt quảng cáo trực tuyến và hiển thị quảng cáo dựa trên hoạt động của một người dùng trên site của bạn. Một người dùng ghé thăm trang, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và giờ đây, bạn có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các site khác mà họ truy cập. Đây chính là ý nghĩa của thuật ngữ Retargeting. Trong Retargeting, các Marketer có thể lựa chọn từ một loạt các chiến thuật nhắm mục tiêu (Targeting) hoặc kênh khác nhau. Có 2 hình thức retargeting chính là Onsite Retargeting (nhắm mục tiêu những cá nhân đã truy cập trang web của bạn) & Offsite Retargeting (nhắm mục tiêu dựa trên những gì người dùng đã làm trên nền tảng vì nó liên quan đến Trang).
Onsite Retargeting
- Nhắm chọn lại mục tiêu theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting): Khi bạn tìm kiếm trên website của bạn, google hặc facebook sẽ thu thập các từ khóa tìm kiếm liên quan tới nhau và hiển thị quảng cáo
- Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting): Nhắm mục tiêu dựa và việc người dùng hoàn thành một hành độn hoặc xem một nội dung cụ thể nào đó
- Nhắm chọn lại sử dụng kỹ thuật SEO (SEO/SEM Retargeting): Nhắm mục tiêu dựa vào việc người dùng vào trang web của bạn như thế nào
- Nhắm chọn lại theo thư điện tử (Email Retargeting): Nhắm vào mực tiêu thông qua các nội dung email, các tương tác với thư quảng cáo
Offsite Retargeting
- Nhắm chọn lại mục tiêu theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting): Khi bạn tìm kiếm trên google hặc facebook, họ sẽ thu thập các từ khóa tìm kiếm liên quan tới nhau và hiển thị quảng cáo
- Nhắm chọn lại theo ngữ cảnh (Context Retargeting): Nhắm mục tiêu dựa vào những hoạt động, lịch sử duyệt web bằng trình duyệt
- Nhắm chọn lại theo các thỏa thuận (Engagement Retargeting): Nhắm mục tiêu thông qua các thỏa thuận người dùng đồng ý khi duyệt web
- Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Retargeting): Nhắm mục tiêu thông qua các nội dung người dùng xem, chia sẻm tương tác trên mạng xã hội
Facebook&Google sử dụng Retargeting
(Google và Facebook sử dụng kỹ thuật tương tự nhau nên mình chỉ nói về facebook).
Pixel là một đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo để chèn vào website với các mục đích:
- Theo dõi hành vi
- Đo lường hiệu suất
- Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh cụ thể phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo
Đoạn mã này không theo dõi những gì bạn làm trên site đó, mà theo dõi ai là người đang sử dụng. Việc này cực kì quan trọng vì Facebook cần phải biết bạn là ai khi bạn ghé Tinhte, Tiki, Sendo... để nó có thể địn hướng quảng cáo một cách chính xác. Nếu không, Facebook chỉ biết được bạn khi bạn ghé qua Facebook, còn khi bạn ghé mấy trang khác thì nó thua, không làm gì được.
Khi đoạn code Pixel này bắt đầu hoạt động, nhà phát triển web sẽ bắt đầu dùng Pixel để gắn "tracking". Ví dụ, khi bạn nhấn vào xem một sản phẩm, Pixel sẽ ghi nhận hành vi "xem", còn khi bạn nhấn vào nút "mua hàng" và thanh toán thành công thì Pixel ghi nhận là bạn đã "hoàn tất mua hàng". Nếu bạn chỉ nhấn nút Thêm vào giỏ hành thì Pixel ghi nhận hành động là "add to cart" chẳng hạn.
Dựa vào các hành vi này, cộng thêm dữ liệu về sản phẩm mà lập trình viên đã thiết lập để Pixel ghi nhận, Facebook sẽ biết rằng bạn chưa mua hàng xong (tức là Pixel chưa ghi nhận hành vi hoàn tất đơn hàng). Khi đó, nó sẽ hiển thị lại quảng cáo bên Facebook của đúng món hành bạn tính mua. Facebook Pixel khác biệt so với cookie truyền thống đó là nó theo dõi người, không phải theo dõi thiết bị. Ví dụ, khi bạn vào website A đọc báo, vì bạn không đăng nhập nên nếu bạn xem báo từ máy tính, từ iPad và từ điện thoại, web sẽ đếm bạn là 3 người khác nhau. Còn với Facebook Pixel, nó sẽ đủ thông minh để biết 3 thiết bị này thực chất chỉ là 1 người sử dụng mà thôi. Việc này giúp tăng hiệu quả quảng cáo, tăng độ chính xác khi đo lường hiệu quả.
Behavioral Targeting
Đây là kỹ thuật mà google và facebook sẽ dựa vào hành vi người dùng làm khi truy cập vào website để đưa ra những quảng cáo phù hợp.
Ví dụ1; Khi bạn xem các video review về một chiếc điện thoại Iphone X sau đó bạn truy cập vào một số bài viết đánh giá về Iphone X, lúc này facebook và google sẽ thu thập và phân tích từ đó có thể dự đoán được dự định của bạn để cho hiển thị quảng cáo về chiếc điện thoại Iphone X. Quảng cáo này có thể sẽ khiến bạn hài lòng vì nó chạm đúng nhu cầu của bạn.
Ví dụ 2: Khi bạn lướt web, bạn thường xuyên xem các video về oto, dựa vào hành vì đó face hay google có thể sẽ đoán rằng bạn đang quan tâm đến oto và thực hiện quảng cáo, tuy nhiên thực tế bạn xem vì bạn thích chứ thực sự có nhu cầu mua. Quảng cáo trường hợp này đôi khi chưa phù hợp với người dùng vì sai nhu cầu. Tuy nhiên nó cũng sẽ đạt được mục đích vì có thể sau này bạn sẽ có đủ điều kiện mua. Vậy là facebook và goole theo dõi các hành vi của chúng ta để có thể thực hiện quảng cáo tới chúng ta các mặt hàng phù hợp.
Kỹ thuật này ngày nay còn được ứng dụng tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo để tổng hợp và phân tích hành vi người dùng từ đó đưa ra những quảng cáo phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ nếu người dùng cùng tìm kiếm điện thoại, thì dựa vào những hành vi và tương tác của người dùng đối với các hãng điện thoại khác nhau có thể đưa ra đúng quảng cáo phù hợp. Chẳng hạn cùng tìm kiếm điện thoại, người dùng phân vân giữa SamSung và Apple, nhưng người dùng có xu hướng hay xem review tốt về apple và xem những bài viết về lỗi thường gặp của SamSung thì có thể tháy người dùng đang thiên về Iphone hơn, và từ đó đưa ra quảng cáo phù hợp.
Kỹ thuật nghe âm thanh, xem nội dung tin nhắn
Khi chúng ta sử dụng các ứng dụng của facebook, google họ sẽ yêu cầu quyền truy cập và camera, thư viện ảnh, micro để phục vụ một số chức năng. Và dĩ nhiên khi người dùng đồng ý, họ hoàn toàn có thể sử dụng chúng như một phương tiện để lắng nghe và theo dõi người dùng thông qua các cuộc nói chuyện, các tin nhắn, các bức ảnh chụp.
Facebook nhiều lần bị phạt vì bị cáo buộc là vi phạm quyền riêng tư người dùng: Vụ Cambridge Analytica: 'Facebook bị phạt 5 tỷ đô la'. Hay những cáo buộc về thông tin facebook bán thông tin cuộc trò chuyện của người dùng cho đối tác.
Có một công ty tên là Alphonso, họ phát hành nhiều app và game lên cả Android và iOS. Một số app của họ có chức năng nghe tín hiệu TV để biết bạn đang xem chương trình gì. Điều đó nói lên nhiều về hành vi, nhu cầu và tính cách của họ. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên chương trình nấu ăn và nhà quảng cáo biết được điều đó, họ có thể hiển thị cho bạn mẫu quảng cáo về bộ nồi xoong chảo mới thông qua các kênh như Facebook, app, web... Thông tin này được chính Alphonso chia sẻ với New York Time vào năm 2018. Tất nhiên, khi dùng app, Alphonso có thông báo với người dùng về chức năng này, và bạn có thể tắt bật nó tùy ý muốn.
Việc có hay không nghe lén từ facebook và google đang là ván đề gây tranh cãi lâu nay. Tuy nhiên các bạn có thể tự bảo vệ bản thân mình bằng nhiều cách khác nhau
Người dùng cần làm gì để bảo vệ bản thân
Có nhiều cách để bảo vệ bản thân tránh khỏi việc bị nghe lén cũng như làm phiền bởi các quảng cáo. Tuy nhiên cũng có người sẵn sàng để làm việc đó để có thể nhận quảng cáo. Vì vậy quyết định có hay không là tùy thuộc vào bạn. Một số cách để ngăn chặn việc nghe trộm và thu thập thông tin:
- Đọc kỹ các yêu cầu cấp quyền truy cập vào micro, camera từ các ứng dụng, chỉ cung cấp khi thực sự cần thiết và cho các ứng dụng tin tường.
- Tắt quyền truy cập vị trí, camera, micro trên các app khi không cần thiết.
- Sử dụng trình duyệt ẩn danh, logout khỏi các tài khoản khi cần tìm kiếm mà không muốn quảng cáo.
- Thận trọng khi chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội, nhất là các thông tin cá nhân nhạy cảm.
- Bật tính năng Tracking Protection trên Firefox hoặc EDGE để chặn tracking từ các trang khác
- Hạn chế đăng nhập tài khoản cá nhân ở máy công cộng
- Sử dụng các chương trình chặn quảng cáo để tránh bị làm phiền