1. Redirect
package import : from django.shortcuts import redirect
Hàm redirect
đơn giản là một shortcut của class HttpResponseRedirect
trả về với URL tương ứng. Dùng redirect
thay vì HttpResponseRedirect
giúp chúng ta có thể truyền các đối số khác nhau và nó ngắn gọn hơn và không phải import thêm package django.urlresolvers.reverse
trong file views của bạn.
Các đối số có thể sử dụng:
- 1 model: redirect sẽ gọi đến hàm
get_absolute_url()
của model.
from django.shortcuts import redirect
from simple_blog.models import Post
def post_view(request, post_id):
post = Post.objects.get(pk=post_id)
return redirect(post)
# bằng với: return HttpResponseRedirect(post.get_absolute_url())
- Tên một 'reverse URL'
from django.shortcuts import redirect
from simple_blog.models import Post
def post_view(request, post_id):
return redirect('post_details', id=post_id)
# bằng với: return HttpResponseRedirect(reverse('post_details', args=(post_id, )))
- Một URL tuyệt đối hoặc tương đối
from django.shortcuts import redirect
def relative_url_view(request):
return redirect('/posts/archive/')
# bằng với: return HttpResponseRedirect('/posts/archive/')
def absolute_url_view(request):
return redirect('https://simpleblog.com/posts/archive/')
# bằng với: return HttpResponseRedirect('https://simpleblog.com/posts/archive/')
2. humanize
Django có các filters template được sử dụng để dịch các chữ số và ngày tháng thành các định dạng mà con người có thể đọc được. Nó giúp giao diện trông thân thiện với người dùng và cũng dễ cái đặt nữa. Ví dụ đơn giản là giả sử bây giờ là 23/06/2020 11:10:30 thì nó sẽ dịch thời gian 23/06/2020 11:10:00 thành 30 giây trước.
Để cài đặt Django Humanize, thêm django.contrib.humanize
vào settiing INSTALLED_APPS
:
INSTALLED_APPS = [
'django.contrib.auth',
'django.contrib.contenttypes',
'django.contrib.sessions',
'django.contrib.messages',
'django.contrib.staticfiles',
'django.contrib.humanize',
]
và giờ sử dụng nó trong template :
{% load humanize %}
{% extends 'base.html' %}
{% load humanize %}
{% block content %}
<ul>
{% for notification in notifications %}
<li>
{{ notification }}
<small>{{ notification.date|naturaltime }}</small>
</li>
{% empty %}
<li>You have no unread notification.</li>
{% endfor %}
</ul>
{% endblock %}
ví dụ trên ta dùng bộ lọc naturaltime
, nó cũng support các bộ lọc khác :
Filter | ví dụ |
---|---|
apnumber | 1 sẽ thành 'one' |
intcomma | 4500000 sẽ thành 4,500,000 |
intword | 1200000 sẽ thành 1.2 million |
naturalday | 22 June 2020 sẽ thành 'yesterday' |
naturaltime | 23 June 2020 20:54:31 sẽ thành '29 seconds ago' |
ordinal | 3 sẽ thành '3rd' |
bạn có thể đổi ngôn ngữ theo setting của mình.
3. Tối ưu DB query
Có một mẹo đơn giản có thể giúp bạn tối ưu các query db đó là sử dụng Django ORM.
Một điều quan trọng là Django QuerySets là 'lazy', tức là db query sẽ không được thực hiện ngay lập tức, nhưng chỉ thực hiện khi cần, tức là khi queryset được gọi đến.
Giả sử ta có model Invoice
và thực hiện đoạn code sau :
invoices = Invoice.objects.all()
unpaid_invoices = invoices.filter(status='UNPAID')
Ở đây, Django ORM sẽ không truy cập vào db, nghĩa là không có query nào được thực hiện. Nó sẽ truy cập vào db khi chúng ta phỏng đoán 1 QuerySet, thông thường, là khi chúng ta bắt đầu vòng lặp qua QuerySet, trong views hoặc template, giống thế này :
<table>
<tbody>
{% for invoice in unpaid_invoices %}
<tr>
<td>{{ invoice.id }}</td>
<td>{{ invoice.description }}</td>
<td>{{ invoice.status }}</td>
</tr>
{% endfor %}
</tbody>
</table>
Trong ví dụ bên trên hoạt động rất tốt, chỉ có MỘT query db được thực thi. Nhưng vấn đề bắt đầu xuất hiện khi model của chúng ta có quan hệ với các model khác thông qua ForeignKey
, OneToOneField
hoặc ManyToManyField
.
Giả sử model Invoice
của chúng ta có ForeignKey
tới model Vendor
:
class Invoice(models.Model):
description = models.CharField(max_length=255)
status = models.CharField(max_length=10)
vendor = models.ForeignKey(Vendor)
Giờ, nếu bạn lặp qua QuerySet unpaid_invoices
giống ví dụ bên trên trong template, nhưng chúng ta sẽ hiển thị thêm tên của vendor
, Django ORM sẽ thực thi thêm 1 query nữa cho mỗi lần lặp :
<table>
<tbody>
{% for invoice in unpaid_invoices %}
<tr>
<td>{{ invoice.id }}</td>
<td>{{ invoice.description }}</td>
<td>{{ invoice.status }}</td>
<td>{{ invoice.vendor.name }}</td>
</tr>
{% endfor %}
</tbody>
</table>
Nếu QuerySet unpaid_invoices
có 100 bản ghi, thì khi lặp for loop
sẽ thực thi 101 query, 1 query để lấy các invoices và 1 query cho mỗi invoice để lấy thông tin của vendor của invoice.
Chúng ta có thể cải thiện điều này bằng cách sử dụng phương thức select_related
để lấy các thông tin cần thiết chỉ trong 1 câu query db đơn giản.
invoices = Invoice.objects.all()
unpaid_invoices = invoices.select_related('vendor').filter(status='UNPAID')
Với cách này, Django ORM sẽ nạp trước các dữ liệu của vendor
cho mỗi invoice trong cùng 1 query. VÌ vậy các query thêm không còn cần thiết trong trường hợp này và nó giúp tăng hiệu suất cho ứng dụng của bạn.
Ngoài ra, có thể sử dungj công cụ Django Debug Toolbar
để theo dỗi số lượng truy vấn.
4. Automatic DateTime Fields
Cả DateTimeField
và DateField
đều có 2 đối số rất hữu ích để tự động quản lý ngày và giờ. Nếu bạn muốn theo dõi khi 1 record được tạo hoặc được cật nhật, bạn không cần thực hiện nó thủ công mà chỉ cần set auto_now
và auto_now_add
là True
như thế này :
class Invoice(models.Model):
description = models.CharField(max_length=255)
status = models.CharField(max_length=10)
vendor = models.ForeignKey(Vendor)
created_at = models.DateTimeField(auto_now_add=True)
updated_at = models.DateTimeField(auto_now=True)
auto_now_add
sẽ set giá trị timezone.now()
cho cột created_at khi 1 thực thể được tạo, và auto_now
set update lại giá trị mỗi lần method save
của object được gọi.
Một lưu ý quan trọng là cả 2 đối số sẽ được cập nhật giá trị là timezone.now()
tức là khi bạn tạo một đối tượng, cả created_at và updated_at sẽ được điền. Sử dụng cách này sẽ giúp code của bạn gọn gàng hơn.
5. Cách hợp nhất các QuerySet
Cách này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn hợp nhất hai hoặc nhiều queryset vào một bộ queryset duy nhất mà không làm mất khả năng thực hiện các thao tác nhứ filter
, count
, distinct
, v.v.
Giả sử ta có model:
class Story(models.Model):
title = models.CharField(max_length=255)
content = models.TextField(blank=True)
category = models.ForeignKey(Category, related_name='stories')
author = models.ForeignKey(User, related_name='stories')
class Medium(models.Model):
name = models.CharField(max_length=30, unique=True)
stories = models.ManyToManyField(Story)
Và bạn muốn hiển thị tất cả story
đã publish với 1 Medium
cụ thể cùng với các story
được viết bởi User
bằng Category
Django. Lưu ý giả sử User
này có thể đã publish các story
với các Medium
khác nhau :
medium = Medium.objects.get(name='Django Blog')
user = User.objects.get(username='vitor')
django_stories = medium.stories.all()
vitor_stories = user.stories.filter(category__name='django')
Chúng ta có 2 queryset khác nhau, 1 bao gồm tất cả story
từ 1 medium
và 1 bao gồm tất cả story
từ 1 User
dùng django category.
2 queryset này có thể được hợp nhất với nhau giống ví dụ dưới đây, sử dụng toán tử |
:
stories = django_stories | vitor_stories # merge querysets
Và bạn vấn có thể thực hiện các hành động khác với queryset mới này :
recent_stories = stories.distinct().order_by('-date')[:10]
Tuy nhiên, cách hợp nhất sử dụng toán tử |
này chỉ sử dụng được cho các queryset từ cùng một model.
6. get_or_create
Đây là 1 method rất thuận tiện để tìm kiếm object với 1 set các params, nó sẽ tạo 1 object mới nếu cần thiết (không tìm thấy ).
Thực chất, phương thức get_or_create
trả về 1 tuple
của (object, created)
. Phần tử đầu tiên là 1 instance của model mà bạn đang tìm kiếm và phần tử thứ 2 là 1 biến boolean, dùng để cho bạn biết là invoice object có được tạo hay không. Nếu là True
thì object đã được tạo khi dùng method get_or_create
và False
tức là object được tìm thấy từ trong db.
Giả sử có model AppSettings
, nơi bạn lưu các thông tin cấu hình của banj:
obj, created = AppSettings.objects.get_or_create(name='DEFAULT_LANG')
obj.value = request.POST.get('DEFAULT_LANG')
obj.save()
Vậy, chuyện gì xảy ra ở đây? Nếu là lần đầu tiên ta lưu 1 setting với tên DEFAULT_LANG
, method get_or_create
sẽ tạo một instance và lưu nó vào database. Nếu là lần thứ 2 hoặc thứ 3 ta lưu setting này thì nó đơn giản là chỉ lấy instance đã tồn tại trong db ra thôi.
7. Cách lấy URL hiện tại trong template của Django
Hãy đảm bảo rằng bạn đã thêm django.template.context_processors.request
vào trong setting context_processors
của mình.
Từ Django 1.9, nó sẽ được configure sẵn trong TEMPLATES
:
TEMPLATES = [
{
'BACKEND': 'django.template.backends.django.DjangoTemplates',
'DIRS': [],
'APP_DIRS': True,
'OPTIONS': {
'context_processors': [
'django.template.context_processors.debug',
'django.template.context_processors.request',
'django.contrib.auth.context_processors.auth',
'django.contrib.messages.context_processors.messages',
],
},
},
]
Trên template,
- để lấy path hiện tại của request, dùng :
{{ request.path }}
- lấy path hiện tại với các query params:
{{ request.get_full_path }}
- lấy Domain, path và query params :
{{ request.build_absolute_uri }}
Output:
Giả sử url hiện tại là http://127.0.0.1:8000/home/?q=test
method | output |
---|---|
request.path | /home/ |
request.get_full_path | /home/?q=test |
request.build_absolute_uri | http://127.0.0.1:8000/home/?q=test |
Vấn đề :
Với Django 1.7 hoặc nhỏ hơn
Nếu bạn đang sử dụng verion Django <= 1.7, trong cầu hình TEMPLATES
sẽ không khả dụng, bạn có thể thêm context_processors như thế này :
# settings.py
from django.conf.global_settings import TEMPLATE_CONTEXT_PROCESSORS as TCP
TEMPLATE_CONTEXT_PROCESSORS = TCP + (
'django.core.context_processors.request',
)
Chú ý rằng context_processors đã có sẵn trong module core
, từ version 1.8, nó được thêm sẵn trong module template
.
8. Blank hay Null?
Django model API cung cấp 2 tùy chọn tương tự rất dễ nhầm lẫn: null
và blank
. Với người bắt đầu sử dụng có thể sẽ không biết được sự khác biệt và sử dụng chúng không đúng cách. Cả 2 gần giống như nhau nhưng chúng có sự khác biệt như sau :
null
liên quan đến database, nó được xác định nếu một columns trong db cho phép chấp nhận giá trị null hay không.blank
liên quan đến xác nhận. Nó sẽ được sử dụng trong quá trình validate form, khi gọiform.is_valid()
Điều đó có nghĩa là nó hoàn toàn ổn nếu có 1 trường với setting null=True
và blank=False
, nghĩa là trong database, nó có thể là NULL nhưng trong ứng dụng thì trường này là bắt buộc có giá trị.
Có một vấn đề mà hầu hết các developer đều hiểu sai: Định nghĩa null=True
cho các trường có datatype là string như CharField
và TextField
. Bạn nên tránh làm điều này, nếu không cuối cùng bạn có thể có 2 giá trị có thể có cho trường hợp không có giá trị : None và chuỗi rỗng. Mặc định Django sử dụng chuỗi rỗng , không phải là NULL.
Vì vậy, nếu bạn muốn trường có dạng string của bạn cho phép set giá trị null, có thể làm như thế này :
class Person(models.Model):
name = models.CharField(max_length=255) # Bắt buộc
bio = models.TextField(max_length=500, blank=True) # Tùy chọn (không để null=True)
birth_date = models.DateField(null=True, blank=True) # Tùy chọn (có thể để null=True)
Giá trị mặc định của null
và blank
khi định nghĩa Field là False
.
Và cũng có 1 case đặc biệt nữa, đó là khi bạn cần chấp nhận giá trị NULL
cho 1 trường BooleanField
thì hãy sử dụng NullBooleanField
.
9. Cách tạo một change password view
Có 1 cách rất nhanh để tạo view thay đổi mật khẩu trong Django đó là sử dụng PasswordChangeForm
. PasswordChangeForm
có hơi khác một chút so với các function-based view. Nó không kế thừa từ ModelForm
và nó lấy một đối số user
trong hàm tạo(constructor) của nó. Hãy xem ví dụ sau về 1 hàm thay đổi mật khẩu của 1 user đã xác thực :
# views.py
from django.contrib import messages
from django.contrib.auth import update_session_auth_hash
from django.contrib.auth.forms import PasswordChangeForm
from django.shortcuts import render, redirect
def change_password(request):
if request.method == 'POST':
form = PasswordChangeForm(request.user, request.POST)
if form.is_valid():
user = form.save()
update_session_auth_hash(request, user) # Important!
messages.success(request, 'Your password was successfully updated!')
return redirect('change_password')
else:
messages.error(request, 'Please correct the error below.')
else:
form = PasswordChangeForm(request.user)
return render(request, 'accounts/change_password.html', {
'form': form
})
messages.success()
và messages.error()
có thể thêm hoặc không. Một điều quan trọng đó là gọi update_session_auth_hash()
sau khi đã lưu forrm, nếu không gọi hàm này, session lưu trạng thái login của user sẽ mất và user phải login lại. Giờ thêm url và template
# urls.py
from django.conf.urls import url
from myproject.accounts import views
urlpatterns = [
url(r'^password/$', views.change_password, name='change_password'),
]
# change_password.html
<form method="post">
{% csrf_token %}
{{ form }}
<button type="submit">Save changes</button>
</form>
10. Tùy chỉnh chính sách đăng nhập với AuthenticationForm
Django hỗ trợ rất nhiều những vấn đề liên quan đến xác thực, bạn có thể dễ dàng thêm plug-in và sử dụng mà không cần chỉnh sửa gì. Nếu muốn chỉnh sửa theo ý muốn của mình, nó cũng rất dễ dàng. Quá trình xác thực được cài đặt trong built-in django.contrib.auth.forms.AuthenticationForm
mà bạn sẽ import trong views, nó đơn giản check username
, password
và cờ is_active
. Để tùy chỉnh các xác mình khi xác thực, bạn có thể custom lại method confirm_login_allowed(user)
của AuthenticationForm
.
Giả sử bạn muốn xác thực qua email và không muốn người dùng không có email đăng nhập vào hệ thống, bạn có thể custom lại như thế này :
# forms.py
from django import forms
from django.contrib.auth.forms import AuthenticationForm
class CustomAuthenticationForm(AuthenticationForm):
def confirm_login_allowed(self, user):
if not user.is_active or not user.is_validated:
raise forms.ValidationError('There was a problem with your login.', code='invalid_login')
# urls.py
from django.conf.urls import url
from django.contrib.auth import views as auth_views
from .forms import CustomAuthenticationForm
urlpatterns = [
url(r'^login/$', auth_views.login, {'template_name': 'core/login.html',
'authentication_form': CustomAuthenticationForm}, name='login'),
url(r'^logout/$', auth_views.logout, name='logout'),
...
]
Về cơ bản, đó chỉ là vấn đề ghi đè phương thức confirm_login_allowed
và thay thế params authentication_form
bằng một form mới trong urlconf
. Bạn có thể tùy chỉnh bất kỳ điều kiện đăng nhập nào và ngăn cản user login bằng cách raise lên một ValidationError
.
Link nguồn :
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/05/05/django-tip-1-redirect.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/05/09/django-tip-2-humanize.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/05/16/django-tip-3-optimize-database-queries.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/05/23/django-tip-4-automatic-datetime-fields.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/06/20/django-tip-5-how-to-merge-querysets.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/07/14/django-tip-6-get-or-create.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/07/20/django-tip-7-how-to-get-the-current-url-within-a-django-template.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/07/25/django-tip-8-blank-or-null.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/08/04/django-tip-9-password-change-form.html
- https://simpleisbetterthancomplex.com/tips/2016/08/12/django-tip-10-authentication-form-custom-login-policy.html