Tìm hiểu về VueJs cơ bản (Phần 1)

Giới thiệu:

    Vue.js là một framework dùng để xây dựng giao diện người dùng (user interfaces). Khác với các framework nguyên khối (monolithic framework ) Vuejs ngay từ ban đầu được thiết kế theo hướng cho phép và khuyến khích việc phát triển ứng dụng theo từng bước và cho các cấu trúc thiết kế linh hoạt. Nó cho phép bạn thiết kế mọi thứ từ đầu và thành công trong việc phát triển các dự án lớn.

Cài đặt và chạy thử:

    1. Cách 1: Sử dụng CDN

    Sử dụng CDN là file thư viện của Vuejs đã được chia sẻ trên server và bạn có thể dùng trực tiếp online bằng cách dán câu lệnh sau:

<script src="https://cdn.jsdelivr.net/npm/vue@2.6.10/dist/vue.js"></script>

    Khi bạn publish bản production cho dự án của bạn thì hãy đổi vue.js thành vue.min.js để tăng tốc độ xử lý nhé.

    2. Cách 2: Sử dụng NPM và CLI

    NPM được mọi người khuyến khích sử dụng khi bạn muốn xây dựng dự án lớn với Vuejs. NPM được hoạt động rất tốt với các* module bundler* (các công cụ đóng gói module) như Webpack hoặc Browserify. Vue cũng cung cấp công cụ hỗ trợ để viết các single file component. Chỉ cần các bạn chạy command sau:

    $ npm install vue

    Sau đó, bạn hãy cài đặt thêm Vue-CLI bằng các command sau:

#Cài đặt vue-cli
$ npm install --global vue-cli
#Khởi tạo một project mới với template "webpack"
$ vue init webpack test-vuejs
#Trỏ đến thư mục project vừa tạo
$ cd test-vuejs
#Chạy server nào!
$ npm run dev

    Và đây là kết quả sau khi cài đặt và run server thành công: Chú ý, để sử dụng được NPM các bạn hãy kiểm tra xem máy mình đã cài đặt NodeJs hay chưa bằng command node -v. Nếu chưa, các bạn có thể tải về tại đây.

    Nếu các bạn cài đặt Vuejs cho Laravel thì chỉ cần câu lệnh command npm install bởi vì Laravel đã hỗ trợ tích hợp Vuejs nên việc cài đặt rất đơn giản đúng không nào. Để chạy chương trình Vuejs trong Laravel các bạn chạy lần lượt các command sau:

$ php artisan serve
$ npm run watch

Vòng đời của một đối tượng trong Vuejs:

    Để hiểu rõ hơn bản chất của Vuejs và cách thức hoạt động của nó ra sao thì chúng ta cần phải nắm được vòng đời của Vuejs là như thế nào. Dười đây là hình ảnh vòng đời của Vuejs mình lấy trên trang chủ của Vue:

Quá trình khởi tạo:

    1. beforeCreate():

    Hàm beforeCreate sẽ được đồng bộ ngay sau khi Vue được khởi tạo. Trong quá trình này, các data (dữ liệu) và event (sự kiện) sẽ chưa được thiết lập.

<template>
    <div id="my-text">
        Hello world
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                msg: 'Demo Vuejs'
            }
        },
        beforeCreate() {
            console.log("Hello Viblo")
            console.log(this.msg)
        }
    }
</script>

    Sau đó kiểm tra kết quả: Chúng ta có thể thấy rằng this.msg không nhận được dữ liệu trong data từ hàm beforeCreate.

    2. created():

    Hàm created lúc này đã có thể sử dụng và thao tác dataevent và các bạn đã thiết lập trước đó.

<template>
    <div id="my-id">
        Hello world
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                msg: 'Demo Vuejs'
            }
        },
        created() {
            console.log("Created")
            console.log(this.msg)
            console.log(document.getElementById('my-id').innerHTML)
        }
    }
</script>

    Sau đó bạn hãy kiểm tra kết quả: Mặc dù đã in ra được data nhưng các templateVirtual DOM(Document Object Model) chưa được mountrender nên bạn không thể truy cập.

Quá trình Mounting:

    Trong quá trình này Vue cho phép truy xuất vào các component ngay lập tức, sau khi component được render lần đầu tiên. Sử dụng khi bạn muốn thay đổi DOM(Document Object Model) trước hoặc sau khi render. Không sử dụng được khi Liên quan đến data.

    1. beforeMount(): Hàm này được gọi sau khi component được biên dịch và trước lần render đầu tiên. Tuy nhiên, các phần tử như templateDOM vẫn chưa được truy cập.

    2. mounted():

    Trong hàm này, chúng ta có thể toàn quyền truy cập đến component, template và DOM thông qua this.$el. Hàm này được sử dụng thường xuyên khi chúng ta có thể viết các câu lệnh Jquery truy cập đến DOM.

<template>
    <div id="my-id">
        Hello world
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                msg: 'Demo Vuejs'
            }
        },
        mounted() {
            console.log("mounted")
            console.log(this.$el)
            console.log(document.getElementById('my-id').innerHTML)
         }
    }
</script>

    

Quá trình Updating (Thay đổi và Re-render):

    Quá trình này sẽ được gọi khi có sự thay đổi trong component khiến cho nó phải re-render.

    1. beforeUpdate():

    Hàm này được gọi ngay khi có sự thay đổi về dữ liệu trong component và sẽ được thực hiện trước khi re-render.

<template>
    <div id="my-id">
        {{ count }}
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                count: 0
            }
        },
        created() {
          setInterval(() => {
            this.count++
          }, 1000)
        },
        beforeUpdate() {
          console.log("Số lượng:" + this.count)
        }
    }
</script>

    Như ví dụ trên, chúng ta sẽ tăng giá trị count lên 1 trong mỗi giây. Hàm created() được chạy đầu tiên và thay đổi giá trị của data. Ngay khi nhân được sự thay đổi dữ liệu của component, beforeUpdate() hook sẽ lấy dữ liệu data mới được update và log ra console. Cuối cùng mới đến DOM re-render và hiển thị giá trị ở template.

    2. updated(): Hàm này được thực hiện ngay sau khi DOM đã re-render. Dữ liệu truy xuất được là dữ liệu sau khi được thay đổi của component, cũng là dữ liệu lấy được trong beforeUpdate().

<template>
    <div id="my-id">
        {{ count }}
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                count: 0
            }
        },
        created() {
          setInterval(() => {
            this.count++
          }, 1000)
        },
        beforeUpdate() {
          console.log("Số lượng beforeUpdate:" + this.count)
        },
        updated() {
            console.log("Số lượng updated: " + this.count)
        },
    }
</script>

    Kết quả cho ta thấy được rằng hàm updated() thực hiện ngay sau hàmbeforeUpdate(), sau khi* DOM re-render* và dữ liệu của chúng cũng trùng khớp với nhau.

Quá trình Destroy(hủy bỏ):

    1. beforeDestroy(): Hàm này được gọi ngay trước khi component bị hủy bỏ. Đây là lúc phù hợp nhất để chúng ta loại bỏ đi dataevent không cần thiết khi component bị hủy. 2. destroyed(): Hàm này được gọi khi component đã bị xoá bỏ khỏi DOM.

Những hàm thường dùng và cần chú ý:

    Như các bạn đã thấy, Vue cung cấp khá nhiều hàm trong toàn bộ vòng đời của 1 component, nhưng chủ yếu chúng ta sẽ dùng các hàm sau đây:

  • created(): thường được sử dụng để call api lấy dữ liệu từ server, lắng nghe các sự kiện.
  • mounted(): thường được sử dụng để viết câu lệnh Jquery để truy vấn đến DOM.
  • beforeDestroy(): thường được sử dụng để loại bỏ dataevent trong component.

Tổng kết:

    Như vậy trong bài này, mình đã giới thiệu cho các bạn về các cách cài đặt Vuejs và vòng đời của 1 đối tượng trong Vuejs giúp các bạn hiểu thêm về nó. Mình rất mong nhận được sự góp ý của các bạn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ của mình. Chúc các bạn thành công!

Tài liệu tham khảo:

    https://vi.vuejs.org/v2/guide/

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan