Tiếp tục chuỗi của về những cấu trúc giữ liệu trong Go của mình. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với mọi người cách sử dụng Maps, và đây cũng là bài cuối cùng trong seri những cấu trúc giữ liệu hay dùng mà mình muốn giới thiệu với các bạn. Các bạn có thể xem lại Part 1 Arrays và Part 2 Slices tại đây nhé.
1. Khái niệm
Map là một cấu trúc dữ liệu cung cấp cho lập trình viên một bộ sưu tập các cặp key/value không có thứ tự. Bạn lưu trữ những giá trị trong map dựa vào key. Ưu điểm của map là khả năng nhận được giá trị nhanh chóng dựa vào key. Key làm việc giống như index, chỉ ra giá trị đang được liên kết với key.
2. Các nguyên tắc cơ bản
Maps là một bộ sưu tập, bạn có thể lặp đi lặp lại giống như bạn làm với arrays và slices. Nhưng maps là bộ sưu tập không có thứ tự vì thế không có cách nào để dự đoán thứ tự mà các cặp key/value sẽ được trả lại. Ngay cả khi bạn lưu trữ cặp key/value cùng thứ tự, mỗi khi bạn lặp đi lặp lại trên map có thể nhận được thứ tự khác nhau. Điều này xảy ra bởi vì map triển khai hash table (các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về hash table để có thể hiểu được nhé. Chi tiết về hash table mình sẽ viết một bài viết khác).
3. Khai báo và khởi tạo
Có một vài cách để khai báo mà khởi tạo maps trong Go. Bạn có thể sử dụng hàm make
hoặc sử dụng map literal.
// Tạo một map với key có kiểu string và value có kiểu int.
dict := make(map[string]int)
// Tạo mới một map với key có kiểu string và value có kiểu string.
dict := map[string]string{"Red": "#da1337", "Orange": "#e95a22"}
Sử dụng map literal là một cách để tạo mới một map. Độ dài của map sẽ dựa trên số cặp key/value mà bạn đã khởi tạo khi tạo mới một map. Key của map có thể là một kiểu nguyên thuỷ hoặc kiểu struct do người dùng tự định nghĩa nhưng phải thoả mãn điều kiện có thể sử dụng được toán tử ==. Slices, functions, và struct chứa slices không thể sử dụng làm key của map
4. Làm việc với maps
Gán một cặp key/value cho map được thực hiện bằng cách chỉ định một khoá và gán giá trị cho khoá đó
// Tạo mới một map rỗng để lưu chữ màu và mã màu.
colors := map[string]string{}
colors["Red"] = "#da1337"
Bạn cũng có thể tạo một map nil
bằng cách khai báo map mà không khởi tạo giá trị cho nó. Lưu ý, một map nil
không thể sử dụng để lưu trữ cặp key/value.
// Tạo mới một map nil
var colors map[string]string
// Thêm mới color vào map
colors["Red"] = "#da1337"
Runtime Error:
panic: runtime error: assignment to entry in nil map
Kiểm tra một key đã tồn tại hay chưa là một việc quan trọng khi dùng map. Nó cho phép bạn viết logic để xác định xem bạn thực hiện một thao tác hay bạn đã lưu giá trị vào map. Nó cũng được sử dụng để so sánh hai maps để xác định cặp key/value nào khớp hoặc bị thiếu.
Khi nhận được giá trị từ một map, bạn có hai lựa chọn. Bạn có thể nhận được giá trị và một cờ chỉ ra key đó đã tồn tại hay chưa.
// Nhận được giá trị của key "Blue".
value, exists := colors["Blue"]
// Nếu key đã tồn tại?
if exists {
fmt.Println(value)
}
Một lựa chọn khác đó là nó chỉ trả lại giá trị và kiểm tra giá trị đó để xác định key đó có tồn tại hay không. Điều này chỉ có thể hoạt động nếu giá trị 0 không phải là giá trị hợp lệ trong map.
// Nhận được giá trị của key "Blue".
value := colors["Blue"]
// Nếu key đã tồn tại?
if value != "" {
fmt.Println(value)
}
Khi bạn truy cập map sử dụng index trong Go, nó sẽ luôn luôn trả lại một giá trị, ngay cả khi key không tồn tại. Trong trường hợp này, giá trị 0 được trả lại.
Lặp trên map giống như lặp trên arrays hoặc slices. Bạn sử dụng từ khoá range
; nhưng đối với map, bạn không thể lấy index/value thay vào đó bạn sẽ nhận được cặp key/value .
// Tạo một map màu sắc
colors := map[string]string{
"AliceBlue": "#f0f8ff",
"Coral": "#ff7F50",
"DarkGray": "#a9a9a9",
"ForestGreen": "#228b22",
}
// Hiển thị tất cả màu sắc trong map.
for key, value := range colors {
fmt.Printf("Key: %s Value: %s\n", key, value)
}
Nếu bạn muốn xoá một cặp key/value từ một map, bạn sử dụng hàm delete
được Go cung cấp.
// Xoá một cặp key/value
delete(colors, "Coral")
// Hiển thị tất cả màu sắc trong map.
for key, value := range colors {
fmt.Printf("Key: %s Value: %s\n", key, value)
}
Lần này, khi bạn lặp trên map, bạn sẽ không nhìn thấy màu Coral
trên màn hình.
5. Truyền map giữa các hàm
Truyền một map giữa hai hàm sẽ không tạo ra một bản sao chép của nó. Trong thực tế, bạn có thể truyền một map vào một hàm tạo ra sự thay đổi của map và thay đổi này sẽ được nhìn thấy ở tất cả các map tham chiếu tới nó.
func main() {
// Create a map of colors and color hex codes.
colors := map[string]string{
"AliceBlue": "#f0f8ff",
"Coral": "#ff7F50",
"DarkGray": "#a9a9a9",
"ForestGreen": "#228b22",
}
// Hiển thị tất cả màu trong map.
for key, value := range colors {
fmt.Printf("Key: %s Value: %s\n", key, value)
}
// Xoá một màu được chỉ định trong map
removeColor(colors, "Coral")
// Hiển thị tất cả màu trong map.
for key, value := range colors {
fmt.Printf("Key: %s Value: %s\n", key, value)
}
}
// removeColor xoá một key từ map
func removeColor(colors map[string]string, key string) {
delete(colors, key)
}
Nếu bạn thực thi chương trình trên, bạn sẽ thấy kết quả như sau:
Key: AliceBlue Value: #F0F8FF
Key: Coral Value: #FF7F50
Key: DarkGray Value: #A9A9A9
Key: ForestGreen Value: #228B22
Key: AliceBlue Value: #F0F8FF
Key: DarkGray Value: #A9A9A9
Key: ForestGreen Value: #228B22
Bạn có thể thấy, sau khi hàm removeColor được thực thi, màu Coral
đã không còn tồn tại trong map được tham chiếu ở hàm main
. Maps được thiết kế giống slices ở điểm này.
Bài viết của mình về Maps khá ngắn gọn. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể tìm hiểu thêm kỹ thuật bên dưới thì có thể tìm hiểu về hash table. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình nhé . Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì đừng ngại để lại một comment nhé các bạn.
Link bài viết gốc đây các bạn nhé: https://chiasekienthuc.netlify.app/blog/maps