Một số lỗi thường gặp khi viết truy vấn trong laravel

Mở đầu:

    Laravel là một framework khá phổ biến và rất mạnh mẽ. Nó sẽ hỗ trợ tận răng cho chúng ta các chức năng để xây dựng nên application cơ bản một cách rất linh động. Nhưng framework vẫn luôn là con dao hai lưỡi. Nó sẽ trở thành công cụ tuyệt vời với người hiểu và biết cách sử dụng. Nhưng cũng chứa những cái bẫy làm cho hệ thống chậm chạp thậm chí là quá tải và chết server 😦 . Hôm nay tôi xin giới thiệu 1 số lỗi thường gặp khi truy vấn trong laravel.

orWhere:

    orWhere trong laravel khi được biên dịch thành sql thì nó chính là mệnh đề AND. Đến đây có thể nhiều bạn sẽ nghĩ: "Xì! Đơn giản v~ có gì đâu mà sợ". Từ từ đã hãy xem ví dụ sau của tôi đã nhé. Tôi có bảng users như sau:

name status created_at

    Bây giờ tôi muốn lấy ra tất cả usersstatus = 0 hoặc là user có status = 1created_at phải nhỏ hơn hiện tại. Có lẽ sẽ có bạn hì hục viết query sau:

    User::where(status, 0)
        ->orWhere(status, 1)
        ->orWhere('created_at', '<', now());

    Vẫn chạy bình thường và cho ra kết quả chưa thấy có lỗi gì. Nhưng...Một ngày đẹp trời không nắng không mưa, QA log một bug liên quan đến việc data hiện thị sai. Bạn còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra (khoc2).

    Quay lại câu hỏi nhé status = 0 hoặc là user có status = 1created_at phải nhỏ hơn hiện tại. Nếu chúng ta chuyển câu này thành một biểu thức logic thì nó có nghĩ như sau:

status == 0 || (status == 1 && created_at < now())

    Cùng nhìn lại câu query ta vừa mới viết dưới góc độ một biểu thức logic nhé :

status == 0 || status == 1 || created_at < now().

    Sai quá sai rồi...! (khoc). Rất may chúng ta có khái niệm closure, sử dụng closure để viết câu query bằng cách nhóm các điều kiện cùng level lại với nhau.

    Truy vấn đúng:

 User::where(status, 0)
     ->orWhere(function ($query) {
            return $query->where('status', 1)
                ->where('created_at', '<', now());
      });

    Kết luận: Để viết điều kiện where một cách chính xác, chúng ta nên xác định được level của các điều kiện where, AND, OR bằng cách chuyển chúng thành một biểu thức logic trước khi viết query.

WhereHas:

    Đầu tiên, hãy trả lời cho câu hỏi whereHas là gì ? Nếu bạn từng sử dụng nó chắc hẳn cũng biết whereHas là câu lệnh where exists() trong sql. Nó rất tiện lợi khi có thể kết hợp với relation trong laravel.

    VD: Giả sử chúng ta có 2 bảng là usersposts. Trong đó, user với post quan hệ 1-n (1 user có thể có n post). Yêu câu bây giờ là viết query lấy ra các bản ghi user đã tồn tại bài post.

User::whereHas('posts')->get();

    Easy game nhỉ 😄. Mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi chúng ta có khoảng 50k ghi trong bảng posts. Trang load chậm như 🐢 vậy. Nếu có nhiều truy cập tới server cùng lúc thậm chí có thể gây quá tải server. Vậy vấn đề ở đây là gì ?

    Nếu debug query (có thể dùng tool như debugbar), ta có thể dễ dàng thấy câu vấn sql có dạng như sau:

    select * from users where exists(select * from post where user_id = ?)

    Dễ dàng có thể thấy được mỗi lần lấy ra 1 bản ghi user thì chúng ta lại phải duyệt qua bảng posts một lần để xem có tồn tại bản ghi post nào thoả mãn với điều kiện trên không. Dẫn đến thời gian query lâu và performance thật tệ.

    Giải pháp cho vấn đề này là gì ? Sử dụng join để thay thế cho whereHas. Tối ưu lại query như sau :

    User::join(posts, 'posts.user_id', '=', 'users.id')->get()

    Kết luận: Không bao giờ sử dụng whereHas thay vào đó hay sử dụng join.

ORM:

    ORM(Object Relational Mapping) bản chất là 1 object được maping từ database chứa các attribute và operations. Chi tiết các bạn có thể đọc thêm tại đây.

    Vì chúng ta luôn phải mất thêm 1 quá trình khởi tạo object nên dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới performance. Và nó thực sự là 1 vấn đề nếu lượng liệu bạn cần xử lý lớn.

    Kết luận: Bỏ qua QRM cho những truy vấn với lượng liệu lớn, thay vào đó nên sử dụng query builder.

N+1 Query:

    Và vấn đề cuối cùng tôi muốn nhắc đến chính là n+1 query. Đây là một vấn đề có thể nói là kinh điển gây ra hiệu năng tệ cho một aplication. Cùng tìm hiểu ví dụ sau nhé:

$users = User::all()

foreach($users as user) {
    $user->posts();
}

    Mỗi lần dòng lệnh $user->posts(); được thực thi thì hệ thống sẽ gọi 1 truy vấn select * from post where id = ? để lấy dữ liệu.

    Và nếu có n vòng lặp thì cần n+1 truy vấn để lấy ra liệu cần hiển thị.

    Giải pháp: Chúng ta sẽ sử dụng tính năng eager loading khi lấy hết tất cả bản ghi post cần thiết trước với câu lệnh with:

    $users = User::with('posts')->all()

    Trong ví dụ trên, Laravel sẽ thực thi đúng 2 câu truy vấn, bất kể số lượng bài viết. Truy vấn đầu tiên sẽ vẫn lâý ra hết các user và truy vấn thứ hai sẽ tìm lấy ra cả các post có liên quan. Bây giờ, thay vào đó, truy vấn của lấy ra posts sẽ giống như sau:

select * from post where id in (?, ?, ?, ?...)

    Kết luận: Nên suy nghĩ output cần những thông tin gì ? Sử dụng eager load để load chúng ra trước.

Lời kết:

    Bằng kiến thức hạn hẹp của mình, tôi đã đưa ra 1 số lỗi thường gặp trong viết truy vấn trong laravel. Nếu có gì thiếu sót mong các bạn comment để tôi có thể bổ sung, cải thiện chất lượng baì viết. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan