Laravel 8 - Tạo Roles và Permissions không sử dụng Package.

    Như chúng ta đã biết role và permission là một phần rất quan trọng trong hầu hết các website hiện nay. Trong laravel hiện nay có rất nhiều package hỗ trợ cho việc này như 'spatie/laravel-permission'. Nhưng hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách tạo role và permission đơn giản mà không cần dùng đến package. Chúng ta cùng thực hiện qua các bước sau nhé.

Bước 1. Tạo dự án laravel 8

  • Tạo một dự án laravel (hiện tại bản mới nhất là 8.*) mới bằng câu lệnh sau, đồng thời bạn cũng vào trong file .env để config cho database dùng cho project này bao gồm tên database,
composer create-project --prefer-dist laravel/laravel Laravel_Role_Permission
  • Để cài đặt theo vesion:
composer create-project --prefer-dist laravel/laravel:^8 Laravel_Role_Permission
  • Trong file .env
DB_DATABASE= laravel_role_permissions //tên database
DB_USERNAME= root         //username
DB_PASSWORD=              //password

Bước 2: Tạo Auth

  • Tạo laravel authentication bằng câu lệnh sau:
php artisan make:auth

Bước 3: Tạo Model và Migration

  • Sau khi tạo xong dự án và auth, chúng ta cần tạo model cho roles và permissions.
php artisan make:model Permission -m
php artisan make:model Role -m

Bước 4: Sửa file migration

  • Tạo Users table
public function up()
{
        Schema::create('users', function (Blueprint $table) {
            $table->id();
            $table->string('name');
            $table->string('email')->unique();
            $table->timestamp('email_verified_at')->nullable();
            $table->string('password');
            $table->rememberToken();
            $table->timestamps();
        });
}
  • Tạo Permissions Table
public function up()
{
    Schema::create('permissions', function (Blueprint $table) {
        $table->id();
        $table->string('name');
        $table->string('slug');
        $table->timestamps();
    });
}
  • Tạo Roles Table
public function up()
{
    Schema::create('roles', function (Blueprint $table) {
        $table->id();
        $table->string('name');
        $table->string('slug');
        $table->timestamps();
    });
}

Bước 5: Thêm pivot table

  • Chúng ta sẽ tạo bảng pivot users_permissions, sử dụng câu lệnh sau:
php artisan make:migration create_users_permissions_table --create=users_permissions

    -Thay đổi bảng user_permissions như sau:

public function up()
{
    Schema::create('users_permissions', function (Blueprint $table) {
        $table->unsignedInteger('user_id');
        $table->unsignedInteger('permission_id');

        //FOREIGN KEY
        $table->foreign('user_id')->references('id')->on('users')->onDelete('cascade');
        $table->foreign('permission_id')->references('id')->on('permissions')->onDelete('cascade');

        //PRIMARY KEYS
        $table->primary(['user_id','permission_id']);
    });
}

public function down()
{
    Schema::dropIfExists('users_permissions');
}
  • Tiếp tục tạo bảng pivot users_roles, sử dụng câu lệnh sau :
php artisan make:migration create_users_roles_table --create=users_roles
  • Thay đổi bảng users_roles như sau:
public function up()
{
    Schema::create('users_roles', function (Blueprint $table) {
        $table->unsignedInteger('user_id');
        $table->unsignedInteger('role_id');

     //FOREIGN KEY
       $table->foreign('user_id')->references('id')->on('users')->onDelete('cascade');
       $table->foreign('role_id')->references('id')->on('roles')->onDelete('cascade');

     //PRIMARY KEYS
       $table->primary(['user_id','role_id']);
    });
}

public function down()
{
    Schema::dropIfExists('users_roles');
}
  • Tạo thêm bảng roles_permissions. Bảng này được sử dụng để cấp quyền cho người dùng. Ví dụ, người dùng có quyền xem đối với bài đăng còn với tư cách là quản trị viên có quyền chỉnh sửa hoặc xóa bài đăng. Đó là nhiệm vụ của bảng này, sử dụng câu lệnh sau:
php artisan make:migration create_roles_permissions_table --create=roles_permissions
  • Thay đổi bảng roles_permissions như sau:
public function up()
{
    Schema::create('roles_permissions', function (Blueprint $table) {
         $table->unsignedInteger('role_id');
         $table->unsignedInteger('permission_id');

         //FOREIGN KEY
         $table->foreign('role_id')->references('id')->on('roles')->onDelete('cascade');
         $table->foreign('permission_id')->references('id')->on('permissions')->onDelete('cascade');

         //PRIMARY KEYS
         $table->primary(['role_id','permission_id']);
    });
}

public function down()
{
    Schema::dropIfExists('roles_permissions');
}
  • Run câu lệnh sau để tạo migration :
php artisan migrate

Bước 6: Tạo relationships

  • Tạo quan hệ giữa hai bảng rolespermissions như sau:
  • Trong file App/Role.php
public function permissions() {

   return $this->belongsToMany(Permission::class,'roles_permissions');
       
}

public function users() {

   return $this->belongsToMany(User::class,'users_roles');
       
}
  • Trong file App/Permission.php
public function roles() {

   return $this->belongsToMany(Role::class,'roles_permissions');
       
}

public function users() {

   return $this->belongsToMany(User::class,'users_permissions');
       
}

Bước 7: Tạo Trait

  • Tạo một thư mục mới và đặt tên là Permissions và tạo một tên tệp mới HasPermissionsTrait.php. Đây là xử lý quan hệ người dùng. Trở lại trong model User chúng ta chỉ cần import trait này vào là được.
  • Trong file app/User.php
namespace App;

use App\Permissions\HasPermissionsTrait;

class User extends Authenticatable
{
    use HasPermissionsTrait; //Import The Trait
}
  • Trong file HasPermissionsTrait.php
namespace App;

use App\Permissions\HasPermissionsTrait;

class User extends Authenticatable
{
namespace App\Permissions;

use App\Permission;
use App\Role;

trait HasPermissionsTrait {

   public function givePermissionsTo(... $permissions) {

        $permissions = $this->getAllPermissions($permissions);
        if($permissions === null) {
          return $this;
        }
        $this->permissions()->saveMany($permissions);
        return $this;
      }

      public function withdrawPermissionsTo( ... $permissions ) {

        $permissions = $this->getAllPermissions($permissions);
        $this->permissions()->detach($permissions);
        return $this;

      }

      public function refreshPermissions( ... $permissions ) {

        $this->permissions()->detach();
        return $this->givePermissionsTo($permissions);
      }

      public function hasPermissionTo($permission) {

        return $this->hasPermissionThroughRole($permission) || $this->hasPermission($permission);
      }

      public function hasPermissionThroughRole($permission) {

        foreach ($permission->roles as $role){
          if($this->roles->contains($role)) {
            return true;
          }
        }
        return false;
      }

      public function hasRole( ... $roles ) {

        foreach ($roles as $role) {
          if ($this->roles->contains('slug', $role)) {
            return true;
          }
        }
        return false;
      }

      public function roles() {

        return $this->belongsToMany(Role::class,'users_roles');

      }
      public function permissions() {

        return $this->belongsToMany(Permission::class,'users_permissions');

      }
      protected function hasPermission($permission) {

        return (bool) $this->permissions->where('slug', $permission->slug)->count();
      }

      protected function getAllPermissions(array $permissions) {

        return Permission::whereIn('slug',$permissions)->get();

      }

    }
}

    -Ở đây chúng ta có thể debug như sau để kiểm tra.

$user = $request->user(); //getting the current logged in user
dd($user->hasRole('admin','editor')); // and so on

Bước 8: Tạo custom Provider

  • Trong bước này, chúng ta sử dụng lệnh Laravel directive “can” để kiểm tra xem User có quyền hay không thay vì sử dụng hàm $user-> hasPermissionTo ().
  • Để sử dụng giống như $user-> can(), chúng ta cần tạo PermissionsServiceProvider mới để ủy quyền. Sử dụng câu lệnh sau:
php artisan make:provider PermissionsServiceProvider
  • Đăng ký trong method boot như sau:
namespace App\Providers;

use App\Permission;
use Illuminate\Support\Facades\Blade;
use Illuminate\Support\Facades\Gate;
use Illuminate\Support\ServiceProvider;

class PermissionsServiceProvider extends ServiceProvider
{
   
    public function register()
    {
        //
    }

    public function boot()
    {
        try {
            Permission::get()->map(function ($permission) {
                Gate::define($permission->slug, function ($user) use ($permission) {
                    return $user->hasPermissionTo($permission);
                });
            });
        } catch (\Exception $e) {
            report($e);
            return false;
        }

        //Blade directives
        Blade::directive('role', function ($role) {
             return "if(auth()->check() && auth()->user()->hasRole({$role})) :"; //return this if statement inside php tag
        });

        Blade::directive('endrole', function ($role) {
             return "endif;"; //return this endif statement inside php tag
        });

    }
}
  • Tiếp đến đăng ký PermissionsServiceProvider. Trong file app.php chúng ta làm như sau :
//config\app.php
'providers' => [

        App\Providers\PermissionsServiceProvider::class,
    
 ],
  • Bạn có thể test như sau:
dd($user->can('permission-slug'));

Bước 9: Tạo dữ liệu để test

  • Tạo route:
Route::get('/roles', [PermissionController::class,'Permission']);
  • Tạo App\Http\Controllers\PermissionController.php
namespace App\Http\Controllers;

use App\Permission;
use App\Role;
use App\User;
use Illuminate\Http\Request;

class PermissionController extends Controller
{   

   public function Permission()
   {   
   	$user_permission = Permission::where('slug','create-tasks')->first();
   	$admin_permission = Permission::where('slug', 'edit-users')->first();

   	//RoleTableSeeder.php
   	$user_role = new Role();
   	$user_role->slug = 'user';
   	$user_role->name = 'User_Name';
   	$user_role->save();
   	$user_role->permissions()->attach($user_permission);

   	$admin_role = new Role();
   	$admin_role->slug = 'admin';
   	$admin_role->name = 'Admin_Name';
   	$admin_role->save();
   	$admin_role->permissions()->attach($admin_permission);

   	$user_role = Role::where('slug','user')->first();
   	$admin_role = Role::where('slug', 'admin')->first();

   	$createTasks = new Permission();
   	$createTasks->slug = 'create-tasks';
   	$createTasks->name = 'Create Tasks';
   	$createTasks->save();
   	$createTasks->roles()->attach($user_role);

   	$editUsers = new Permission();
   	$editUsers->slug = 'edit-users';
   	$editUsers->name = 'Edit Users';
   	$editUsers->save();
   	$editUsers->roles()->attach($admin_role);

   	$user_role = Role::where('slug','user')->first();
   	$admin_role = Role::where('slug', 'admin')->first();
   	$user_perm = Permission::where('slug','create-tasks')->first();
   	$admin_perm = Permission::where('slug','edit-users')->first();

   	$user = new User();
   	$user->name = 'Test_User';
   	$user->email = 'test_user@gmail.com';
   	$user->password = bcrypt('1234567');
   	$user->save();
   	$user->roles()->attach($user_role);
   	$user->permissions()->attach($user_perm);

   	$admin = new User();
   	$admin->name = 'Test_Admin';
   	$admin->email = 'test_admin@gmail.com';
   	$admin->password = bcrypt('admin1234');
   	$admin->save();
   	$admin->roles()->attach($admin_role);
   	$admin->permissions()->attach($admin_perm);

   	
   	return redirect()->back();
   }
}
  • Chạy url route bạn có thể nhìn thấy một số dữ liệu giả từ các bảng.
$user = $request->user();
dd($user->hasRole('user')); //sẽ return true, nếu user có role
dd($user->givePermissionsTo('create-tasks'));// sẽ return về permission, không thì trả về null
dd($user->can('create-tasks')); // sẽ return true, nếu user có  permission
  • Trong file blade bạn có thể dùng nó như sau:
@role('user')

This is user role

@endrole

@role('admin')

This is admin role

@endrole
  • Bạn có thể sử dụng nhiều role nếu bạn muốn.

Bước 10: Cài đặt Middleware

  • Sử dụng câu lệnh sau:
php artisan make:middleware RoleMiddleware
  • Để add middleware vào file kernel và setup như sau:
  • Trong file App\Http\Middleware\RoleMiddleware.php
namespace App\Http\Middleware;

use Closure;

class RoleMiddleware
{
    public function handle($request, Closure $next, $role, $permission = null)
    {
        if(!$request->user()->hasRole($role)) {
             abort(404);
        }

        if($permission !== null && !$request->user()->can($permission)) {
              abort(404);
        }

        return $next($request);
    }
}
  • Đăng ký RoleMiddleware vào file Kernel.php
  • App\Http\Kernel.php
protected $routeMiddleware = [
   
   'role' => \App\Http\Middleware\RoleMiddleware::class,
];
  • Và bây giờ trong file routes chúng ta đã có thể sử dụng:
Route::group(['middleware' => 'role:user'], function() {

  Route::get('/user', function() {

     return 'Welcome...!!';
     
  });

});
  • Bây giờ bạn có thể sử dụng trong Controller của mình như bên dưới để cấp quyền và truy cập cho người dùng.
public function __construct()
{
  $this->middleware('auth'); 
}


public function store(Request $request)
{
   if ($request->user()->can('create-tasks')) {
       ...
   }
}

public function destroy(Request $request, $id)
{   
   if ($request->user()->can('delete-tasks')) {
     ...
   }

}

    ** TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG CHIA SẺ CỦA MÌNH, CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT .**😘

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan