Hướng dẫn phỏng vấn Intern, Fresher cho công việc Front-end

Mở đầu

    Xin chào các bạn. Dưới đây là một số câu hỏi, khái niệm phỏng vấn thường gặp dành cho Front-end khi ứng tuyển vị trí Intern, Fresher. Đây là những kinh nghiệm mà mình đã trải qua khi đi phỏng vấn và hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn.

    Ở mỗi câu hỏi, khái niệm thì người phỏng vấn sẽ đưa ra một vài câu hỏi ví dụ thực tế về phần khái niệm đó để kiểm tra xem bạn có thực sự hiểu hay không, vì vậy cần chú trọng lý thuyết lẫn thực hành.

    Và chúng ta sẽ đi qua lần lượt các câu hỏi cho HTML, CSS, JavaScript, ReactJS.

1. HTML

Thẻ <!DOCTYPE html> là gì?

    Ở đầu file .html sẽ có dòng khai báo <!DOCTYPE html> để cho trình duyệt biết được website của bạn đang sử dụng phiên bản ngôn ngữ đánh dấu (hay còn gọi markup language) nào.

Thẻ meta là gì?

    Thẻ meta dùng để cung cấp thông tin của website cho công cụ tìm kiếm. Một số thẻ meta tiểu biểu như: title, description, content-type, view-port...

HTML sematic là gì?

    HTML semactic có nghĩa là sử dụng thẻ thích hợp nhất cho ý nghĩa của nó. Nó có nghĩa là sử dụng các phần tử có ý nghĩa như form, articletable thay vì chỉ sử dụng divspan.

    Ví dụ: Tạo header ta có thể sử dụng thẻ header thay vì div. Bạn có thể tham khảo một số thẻ sematic khác tại đây.

HTML 5 là gì?

    Đây là phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ HTML. Hầu hết hiện nay chúng ta đều sử dụng HTML5

    HTML5 thêm mới một số thẻ như: header, footer, article, nav, section, audio, video....

    Ưu điểm của HTML5: đa nền tảng và responsive, hỗ trợ âm thanh và video, code bằng HTML5 rõ ràng và nhất quán, có nhiều layout elements hơn...

DOM trong HTML

    

    DOM đại diện cho website của bạn. Bên trong có root element là thẻ html, và bên trong root element có nhiều element khác là các thẻ như: head, body, div,a...

    Và bên trong element sẽ có attribute và children ( text ).

    Ví dụ:

// element: <a><a/>
// attribute: href
// children: Click me!!!
<a href="google.com">Click me!!!<a/>

Khác nhau giữa thẻ div và span

    Div đại diện cho thẻ block, thường dùng để gom nhóm các thẻ block với nhau.

    Span đại diện cho thẻ inline, thường dùng để gom nhóm các thẻ inline với nhau.

SEO là gì? Cách SEO một trang web?

    SEO -Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hóa vị trí tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như: Google..

    Một vài cách SEO một trang web đơn giản:

  1. Sử dụng đầy đủ thẻ meta
  2. Sử dụng thẻ sematic
  3. Sử dụng nhiều thẻ h1 cho tiêu đề
  4. Thẻ Image buộc phải có thuộc tính alt
  5. .....

Một số câu hỏi khác

    Một số câu hỏi có thể xuất hiện ở phần HTML là:

  1.     Thẻ Image có 2 thuộc tính quan trọng là gì? Chức năng của thuộc tính đó?

  2.     Thẻ label có thuộc tính for dùng để làm gì?

2. CSS ( Cascading Style Sheets )

Các cách viết CSS

    Inline: Viết trực tiếp vào thẻ bằng thuộc tính style

<h1 style="color:white;padding:30px;">My title!!</h1>

    Internal: Được viết trong thẻ style nằm trong thẻ head

<head>
  <style type="text/css">
    p {color:white; font-size: 10px;}
    .center {display: block; margin: 0 auto;}
    #button-go, #button-back {border: solid 1px black;}
  </style>
</head>

    External: Viết ở một file khác và link vào html như dưới đây

<head>
  <link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css" />
</head>

Phân biệt inline, block, inline-block

    Inline: những thẻ mang thuộc tính inline sẽ nằm cùng 1 hàng, đặc biệt không thể set width và height.

    Block: thẻ mang thuộc tính block sẽ nằm 1 hàng và width sẽ là 100%.

    Inline-block: những thẻ mang thuộc tính inline-block sẽ nằm cùng 1 hàng, nhưng set đc width và height.

Flex box và Grid

    Flex box dùng để css theo 1 chiều ( chiều ngang hoặc dọc ).

    Grid dùng để css theo 2 chiều.

    Ở câu hỏi này bạn cần trả lời các thuộc tính cơ bản của flex boxgrid.

Position

    Bao gồm 5 thuộc tính: relative, absolute, fixed, stiky, static.

    Thuộc tính mặc định là static

    Bạn cần phân biệt được khái niệm của các thuộc tính trên và mối liên hệ giữa relative và absolute.

Phân biệt các đơn vị px, rem, em

    px: pixel là đơn vị phổ biến và dễ dùng nhất.

    rem: phụ thuộc vào thẻ html, mặc định là 1rem = 16px.

    em: phụ thuộc vào thẻ cha gần nhất có thuộc tính font-size.

Box-sizing: border-box là gì?

    Khi chúng ta set một border,padding cho phần tử thì kích thước ban đầu sẽ tăng lên vì vậy cần sử dụng Box-sizing: border-box để ngăn chặn điều đó, nó sẽ tính toán lại phần content sao cho content + với các phần tăng thêm sẽ bằng với kích thước mà chúng ta đặt ra ban đầu.

Model box là gì?

    Bao gồm: Content ( phần nội dung chính ), Border ( phần viền ), Padding ( phần đệm thêm ), Margin ( phần dịch chuyển ).

    Bạn có thể Inspect một element nào đó, sau đó vào tab Computed để xem model box của element đó.

BEM

    BEM là viết tắt của Block, Element và Modifier. Đó là quy ước đặt tên CSS để viết các lớp CSS rõ ràng hơn và dễ đọc hơn.

    BEM cũng nhằm mục đích viết các khối CSS độc lập để sử dụng lại chúng sau này trong dự án khác nhau.

    Ví dụ:

<h1 class="title__header-active"><h1/>

Responsive

    Khi responsive chúng ta dùng thẻ @media.

    Các break-point cơ bản cho các thiết bị như:

  1. Mobile: 0 > 768px
  2. Tablet: 769px > 1024px
  3. Desktop: 1024px trở lên

    Ví dụ: Đối với thiết bị từ 0 > 600px sẽ có background màu đỏ

@media only screen and (max-width: 600px) {
  div {
    background-color: red;
  }
}

CSS Selector

    Những CSS Selector cơ bản bạn có thể tham khảo image.png

Pseudo-class

    Một Pseudo class trong CSS được dùng để xác định trạng thái đặc biệt của một phần tử. Nó có thể được kết hợp với class để thêm hiệu ứng cho các phần tử.

    Một số Pseudo class cơ bản như: hover, visited, focus, focus-within, disable, checked....

/* 
   Khi thẻ a được hover sẽ hiển thị màu xanh
*/
a:hover {
  color: green;
}

Một số câu hỏi khác

    Một số câu hỏi có thể xuất hiện ở phần CSS là:

  1.     Phân biệt display: none; và visibility: hidden;

  2.     Phân biệt position: fixed; và position: sticky;

  3.     Phân biệt ID và Class

  4.     Các cách căn giữa một phần tử

3. JavaScript

Thao tác với DOM

    Một số thao tác DOM cơ bản bạn cần phải biết:

    getElementById()

    getElementsByClassName()

    querySelector()

    addEventListener()

    removeEventListener()

    appendChild()

Phân biệt var, let, const

    Khuyến khích sử dụng let khi muốn biến đó có sự thay đổi, và const khi không muốn thay đổi

    Bạn có thể truy cập vào đây để tìm hiểu thêm về biến trong JS.

Truthy, Falsy

    Truthy là những giá trị khi ép kiểu về boolean thì bằng true.

    Falsy là những giá trị khi ép kiểu về boolean thì bằng false.

    Ví dụ

    Falsy: 0, "" , null, undefined, NaN , false.

    Truthy: là các kiểu còn lại

Tham trị, tham chiếu

    Tham trị chứa một giá trị như Number, String, Boolean.

    Tham chiếu chứa một địa chỉ như Array, Object.

    Bạn cần phân biệt tham trị và tham chiếu như thế nào.

Xử lý bất đồng bộ ( promise, callback, async await )

    Bạn có thể xem chi tiết về xử lý bất đồng bộ tại đây

Phân biệt cookies, session storage, và local storage?

    Bạn có thể xem chi tiết về cookies, session storage, và local storage tại đây

Hoisting

    Hoisting là hành động mặc định của Javascript, nó sẽ chuyển phần khai báo lên phía trên top Trong Javascript, một biến (variable) có thể được khai báo sau khi được sử dụng.

    Chỉ xuất hiện ở biến var.

ES6

    Một số thay đổi ở ES6 mà bạn cần phải biết như:

  1. Default Parameters
  2. Template Literals
  3. Multi-line String
  4. Destructuring Assignment
  5. Enhanced Object Literals
  6. Arrow Functions

    Bạn có thể xem chi tiết về ES6 tại đây

Phân biệt các hàm cơ bản trong JS ( map, reduce, filter )

    Ở câu hỏi này bạn cần phân biệt được cách sử dụng, giá trị trả về, tham số truyền vào của các hàm. Tiêu biểu là các hàm map, reduce, filter...

4. ReactJS

JSX

    Nó cho phép bạn viết các đoạn mã HTML trong React một cách dẽ dàng và có cấu trúc hơn.

    React sử dụng JSX cho việc xây dựng bố cục thay vì javascript thông thường.

DOM ảo

    Trong React, mỗi phần giao diện người dùng là một Component. Khi trạng thái của một Component thay đổi, React sẽ cập nhật DOM ảo. Khi DOM ảo đã được cập nhật, React sau đó sẽ so sánh phiên bản hiện tại của DOM ảo với phiên bản trước của DOM ảo. Quá trình này được gọi là "diffing".

    Khi React biết đối tượng DOM ảo nào đã thay đổi, thì React chỉ cập nhật các đối tượng đó trong DOM thực. Điều này làm cho hiệu suất tốt hơn nhiều so với thao tác trực tiếp với DOM thực. Do đó làm cho React nổi bật như một thư viện JavaScript hiệu suất cao.

SSR và CSR

    SSR - Server Side Rendering là thực hiện việc render ở phía server. Nghĩa là khi bạn truy cập vào website thì sẽ gửi yêu cầu lên server, sau đó server trả về toàn bộ mã HTML và CSS từ đó trình duyệt hiển thị cho người dùng xem.

    CSR - Client Side Rendering là thực hiện việc render ở phía client. Nghĩa là khi bạn truy cập vào website thì sẽ gửi yêu cầu lên server, sau đó server trả về 1 thẻ div rỗng và một số file javascript, từ những file javascript đó trình duyệt sẽ thực thi và hiển thị giao diện cho người dùng.

    SSR sẽ đảm bảo việc SEO tốt hơn CSR.

    Một số thư viện CSR: ReactJS, VueJS

    Một số thư viện SSR: NextJS, NuxtJS

Lifecycle của ReactJS

    Bạn có thể tham khảo Lifecycle của ReactJS tại đây

Điểm khác nhau giữa Class components và Functional components

    Functional component là một hàm Javascript (hoặc ES6) trả về element React.

    Class components là những class ES6. Chúng phức tạp hơn functional components ở chỗ nó còn có: phương thức khởi tạo, life-cycle, hàm render() và quản lý state (data).

    Bạn có thể tham khảo sự khác nhau giữa Class components và Functional componentscủa ReactJS tại đây

Hook trong ReactJS?

    Bạn cần hiểu được khái niệm, cách sử dụng, sử dụng trong trường hợp nào của từng hook

    Một số hook phổ biến như: useState, useEffect, useRef, useCallback, useMemo

    Bạn có thể tham khảo hook của ReactJS tại đây

Custom hook trong ReactJS?

    Ngoài những hook do React định nghĩa sẵn thì chúng ta còn có thể tự định nghĩa ra hook để tái sử dụng lại ( useDebounce: dùng để debounce value khi nhập value vào một ô input ).

State management ( redux )

    Bạn cần phải trình bày tại sao phải quản lý state ( redux ). Chi tiết hơn tại

5. Kết luận

    Bài viết hơi dài, hi vọng mọi người cố gắng đọc hết, vì đây đều là những câu hỏi, khái niệm quan trọng khi apply vị trí Intern, Fresher Front-end. Cảm ơn!!!!

6. Tài liệu tham khảo

    https://viblo.asia/p/tim-hieu-ve-virtual-dom-trong-react-bJzKm4kO59N

    https://viblo.asia/p/react-js-hieu-ve-functional-va-class-components-Qbq5QpkRlD8

    https://viblo.asia/p/huong-dan-su-dung-redux-trong-reactjs-3P0lP6X8Kox

    https://w3schools.com/

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan