Tìm hiểu về Webpacker trong Rails 6

    Bắt đầu từ Rails 6, Webpacker chính là trình biên dịch JavaScripts mặc định. Nó có nghĩa là tất cả code JavaScripts sẽ được xử lý bởi Webpacker thay vì assets pipeline hay còn gọi là Sprockets. Webpacker khác với assets pipeline về cả định nghĩa lần cách triển khai. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của Webpacker.

1. Webpacker là gì ?

    Webpacker là một gem chưa webpack (một công cụ khá phổ biến được sử dụng để đóng gói code JavaScripts - và cung cấp các helper để người dùng có thể sử dụng các webpack trong ứng dụng Rails. Nói một cách đơn giản nó cung cấp cho Rails cách sử dụng webpack. Đây là cách đơn giản để định nghĩa một công cụ khá mạnh mẽ, nhưng nó là đủ cho những người đang bắt đầu với Rails.

    Khi bạn bắt đầu tạo một project mới với Rails 6, bạn sẽ thấy kết quả như sau ở trong console.

    

    Bạn cũng sẽ thấy gem webpacker được mặc định thêm vào Gemfile. Câu lệnh Rails new cũng sẽ tự động cài đặt các hói npm thông quá Yarn

  • Chú ý : Các ứng dụng có version thấp khi nâng cấp lên Rails 6 sẽ không được cài đặt gem webpacker. Vậy nên bạn cần cài đặt gem một cách thủ công, sau đó chạy lệnh rails webpacker:install .

2. Cây thư mục mới cho code JavaScripts

    Các phiên bản trước Rails 6, tất cả code Javascript phải ở trong thư mục app/assets/javascripts, nhưng trong một ứng dụng Rails 6 thư mục trên không tồn tại. Thay vào đó, chúng ta có thư mục app/javascripts để lưu trữ tất cả các mã JavaScripts của toàn ứng dụng. Hãy xem qua nội dung của thư mục này trong một ứng dụng Rails 6 mới được khởi tạo :

    

    Nó chứa 2 thư mục channelspacks. Thư mục channels được tạo ra bởi các Action Cable của Rails. Tạm thời chúng ta có thể bỏ qua nó và tập trung vào phần quan trọng nhất ở đây - thư mục packs - để xem nó chứa những gì nhé:

// app/javascript/application.js
require("@rails/ujs").start()
require("turbolinks").start()
require("@rails/activestorage").start()
require("channels")

3. Pack là gì?

    webpack có một khái niệm về entry points nó có nghĩa là những files mà nói sẽ tìm đến đầu tiên khi bắt đầu biên dịch code JavaScript của bạn. webpack tạo ra một pack application dưới dạng files application.js nằm trong thư mục app/javascript/packs/ file này tương đương với file app/assets/javascripts/application.js của asset pipline.

    Vì thế, pack application chính là entry point cho toàn bộ có JavaScripts trong ứng dụng của bạn. Chúng ta cũng có thể tạo được pack mới và để trong thư mục app/javascript/packsWebpacker tự động sẽ tìm đến chúng khi chạy biên dịch.

    Tất cả việc này được config sẵn ở file config/webpacker.yml

# config/webpacker.yml
5:  source_entry_path: packs

    Nếu chúng ta muốn webpack tìm tới các thư mục khác để chạy code JavaScript thì chúng ta có thể config setting resolved_paths ở trong file config/webpacker.yml. Tệp này khá dễ hiểu về các tùy chọn cấu hình.

4. Biên dịch code JavaScripts

    Việc biên dịch và chạy code JavaScript ở môi trường Development hoàn toàn được Webpacker và webpack thực hiện hết, bạn không cần phải làm gì hết. Khi chạy server Rails, việc compile được thực hiện ngay trong quá trình request giống như cách Rails làm với asset pipeline.

5. Reloading với webpack-dev-server

    Webpacker sinh ra một file bin/webpack-dev-server để thực hiện việc reload (live reloading) ở môi trường Development. Để xem cách webpack thực hiện việc live reloading và hotswap module thì chúng ta cần phải chạy riêng webpack-dev-server .

6. Webpacker với môi trường Production

    Ở Production, Webpacker sẽ thêm task webpacker:compile vào task assets:precompile. Do đó nếu bạn build pipeline bằng cách chạy assets:precompile thì nó cũng đồng thời compile luôn những file được chỉ định bởi webpack. Vì package webpack là 1 phần của package.json, nên yarn sẽ tự động install webpack để nó có thể compile code JS.

7. Including JavaScript code vào ứng dụng

    Chúng ta đã thấy cách biên dịch mã JavaScript bằng cách sử dụng webpacker nhưng làm thế nào để đưa nó vào ứng dụng?

    Để là được vậy, Webpacker cung cấp một helper method javascript_pack_tag, nó được sử dụng để include các pack của webpacker vào file layout của ứng dụng. Nó tương ứng với javascript_link_tag ở trong assets pipeline.

# app/views/layouts/application.html.erb

<%= javascript_pack_tag 'application', 'data-turbolinks-track': 'reload' %>

    Method javascript_pack_tag sẽ đảm bảo việc chỉ định đến đúng file và code cần thiết để compile trên cả môi trường Development lẫn Production giống như asset pipeline.

8. Kết luận

    Trên đây là một số hiểu biết của mình về Webpacker, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Webpacker, qua đó thì có thể sử dụng nó trong các ứng dụng với Rails 6.

Nguồn tham khảo.

    https://prathamesh.tech/2019/08/26/understanding-webpacker-in-rails-6/

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan