Tìm hiểu và sử dụng Sequelize và Sequelize-cli

    image.png

    Sequilize là một ORM dành cho MySQL, Postgres, MariaDB, SQLite .. , Giúp chúng ta thao tác với các loại cơ sử dữ liệu một cách dễ dàng.

Cài đặt

    Ở đây mình sử dụng sequelize-cli để thao tác với CSDL, nếu không sử dụng thì chúng ta bỏ qua câu lệnh liên quan tới sequelize-cli nhé.

  1.     Cài đặt ExpressJs và tạo project

        Tạo một folder và chạy câu lệnh bên trong folder đó :3

    npm install express --save
    npx express-generator
    npm install
    
  2.     Cài đặt Sequelize và các package cần dụng của nó.

    npm install --save sequelize
    npm install --save mysql2
    npm install --save-dev sequelize-cli
    npx sequelize-cli init
    

        Nếu không dùng MySQL chúng ta có thể cài đặt các package tương ứng:

    npm install --save pg pg-hstore # Postgres
    npm install --save mysql2
    npm install --save mariadb
    npm install --save sqlite3
    npm install --save tedious # Microsoft SQL Server
    

        sequielize-cli là một công cụ giúp tạo model, migrate, seed một cách dễ dàng

Kết nối tới CSDL

    Sau khi thực hiện xong các câu lệnh, thì chúng đã sinh ra cho chúng ta một số thư mục

  • config: chứa file config.json chứa cấu hình để chúng ta kết nối đến cơ sở dữ liệu và chúng chứa ba loại môi trường để chúng ta cấu hình. Ở đây sẽ lấy ở development vì trong file models/index.js sử dụng mặc định.
{
  "development": {
    "username": "root",
    "password": "123456",
    "database": "nodejs",
    "host": "mysql",
    "dialect": "mysql",
    "port": "3306"
  },
  "test": {
    "username": "root",
    "password": null,
    "database": "database_test",
    "host": "127.0.0.1",
    "dialect": "mysql",
    "port": "3307"
  },
  "production": {
    "username": "root",
    "password": null,
    "database": "database_production",
    "host": "127.0.0.1",
    "dialect": "mysql",
     "port": "3307"
  }
}

    Và trong file models/index.js Chúng đã tự liên kết tới CSDL cho mình và cũng có thể tự chọn môi trường mà chúng ta sử dụng. File này sẽ tự động gọi khi bạn tạo ra model

'use strict';

const fs = require('fs');
const path = require('path');
const Sequelize = require('sequelize');
const basename = path.basename(__filename);
const env = process.env.NODE_ENV || 'development'; // sử dụng môi trường nào 
const config = require(__dirname + '/../config/config.json')[env];
const db = {};

let sequelize;
if (config.use_env_variable) { // kết nối tới csdl
  sequelize = new Sequelize(process.env[config.use_env_variable], config);
} else {
  sequelize = new Sequelize(config.database, config.username, config.password, config);
}

fs
  .readdirSync(__dirname)
  .filter(file => {
    return (file.indexOf('.') !== 0) && (file !== basename) && (file.slice(-3) === '.js');
  })
  .forEach(file => {
    const model = require(path.join(__dirname, file))(sequelize, Sequelize.DataTypes);
    db[model.name] = model;
  });

Object.keys(db).forEach(modelName => {
  if (db[modelName].associate) {
    db[modelName].associate(db);
  }
});

db.sequelize = sequelize;
db.Sequelize = Sequelize;

module.exports = db;

    Nếu không sử dụng sequielize-cli thì chúng ta có thể tự kết nối CSDL bằng cách

const sequelize = new Sequelize('database', 'username', 'password', {
  host: 'localhost',
  dialect: 'mysql' | 'mariadb' | 'postgres' | 'mssql'
});
  • Đối với SQLite thì hơi khác một chút
const sequelize = new Sequelize({
  dialect: 'sqlite',
  storage: 'path/to/database.sqlite'
});
  • Chúng ta có thể kết nối thông qua URI
const sequelize = new Sequelize('sqlite::memory:')
const sequelize = new Sequelize('postgres://user:pass@example.com:5432/dbname')

Sử dụng

Model

Tạo model

    Để tạo model ánh xa 1-1 với bảng trong CSDL thì có 2 cách để tạo

  • Gọi phương thức define
const { Sequelize, DataTypes } = require('sequelize');
const User = sequelize.define('User', {
  // các attribte sẽ được định nghĩa ở đây
  firstName: {
    type: DataTypes.STRING,
    allowNull: false
  },
  lastName: {
    type: DataTypes.STRING
  }
}, {
// viết một số option tại đây
timestamps: false // ở đây mình không muốn tạo createdAt và updatedAt
});
  • Kế thừa Model và gọi phương thức init
const { Sequelize, DataTypes, Model } = require('sequelize');
class User extends Model {}

User.init({
  // các attribte sẽ được định nghĩa ở đây
  firstName: {
    type: DataTypes.STRING,
    allowNull: false
  },
  lastName: {
    type: DataTypes.STRING
  }
}, {
  // Một số option tại đây
  sequelize, // là cái instance kết nối mà chúng ta tạo ra
  modelName: 'User' // tương ứng với bảng trong CSDL
});

    Bên trong phương thức define cũng đã gọi đến init nên là cả 2 cách đều có hướng như nhau :v.

DatatTypes cho từng attribute

    Một số kiểu dữ liệu phổ biến trong sequelize

// String
DataTypes.STRING             // VARCHAR(255)
DataTypes.STRING(1234)       // VARCHAR(1234)
DataTypes.STRING.BINARY      // VARCHAR BINARY
DataTypes.TEXT               // TEXT
DataTypes.TEXT('tiny')       // TINYTEXT
DataTypes.CITEXT             // CITEXT          PostgreSQL and SQLite only.
DataTypes.TSVECTOR    

// booalean
DataTypes.BOOLEAN            // TINYINT(1)

//number
DataTypes.INTEGER            // INTEGER
DataTypes.BIGINT             // BIGINT
DataTypes.BIGINT(11)         // BIGINT(11)

DataTypes.FLOAT              // FLOAT
DataTypes.FLOAT(11)          // FLOAT(11)
DataTypes.FLOAT(11, 10)      // FLOAT(11,10)

DataTypes.REAL               // REAL            PostgreSQL only.
DataTypes.REAL(11)           // REAL(11)        PostgreSQL only.
DataTypes.REAL(11, 12)       // REAL(11,12)     PostgreSQL only.

DataTypes.DOUBLE             // DOUBLE
DataTypes.DOUBLE(11)         // DOUBLE(11)
DataTypes.DOUBLE(11, 10)     // DOUBLE(11,10)

DataTypes.DECIMAL            // DECIMAL
DataTypes.DECIMAL(10, 2)     // DECIMAL(10,2)

//Date
DataTypes.DATE       // DATETIME for mysql / sqlite, TIMESTAMP WITH TIME ZONE for postgres
DataTypes.DATE(6)    // DATETIME(6) for mysql 5.6.4+. Fractional seconds support with up to 6 digits of precision
DataTypes.DATEONLY   // DATE without time

    Bạn có thể xem qua các kiểu dữ liệu tại đây

Tạo bảng trong CSDL

    Khi định nghĩa xong model và chúng ta chỉ cần làm là tạo bảng tương ứng với model đó bằng cách chạy phương thức sync. Sau khi gọi sync Sequelize sẽ tự tạo truy vấn tạo bảng và không làm thay đổi model và Vì sync sẽ trả về một promise nên chúng ta sẽ cần gọi đến await

  • sync một model await User.sync()
  • sync toàn bộ model await sequelize.sync({ force: true })

    Điều gì xảy ra khi trong CSDL đã có table User nhỉ ? và bảng cũ và bảng chúng ta tạo ra lại có column khác nhau ? Thì ở đây có một số option để chúng ta lực chọn

  • User.sync() - Sẽ tạo bảng nếu bảng không tồn tại và không làm gì nếu ngược lại
  • User.sync({ force: true }) - Xóa bảng đã tồn tại và tạo ra bảng mới
  • User.sync({ alter: true }) - Kiểm tra bảng trong cơ sở dữ liệu (có những trường nào, kiểu dữ liệu là gì ...) sau đó sẽ thay đổi phù hợp với model

Xóa bảng trong CSDL

    Cũng giống như sync để xóa bảng chúng ta gọi phương thức drop và trả về một promise;

  • Xóa một bảng await User.drop()
  • Xóa toàn bộ await sequelize.drop();

Tạo model và migrate thông qua sequelize-cli

  • Migrate giúp chúng ta tạo và xóa bảng trong csdl
  • Model để chúng ta truy vấn hoặc lấy dữ liệu

    Để tạo hai cái trên thì chỉ cần chạy câu lệnh

npx sequelize-cli model:generate --name User --attributes firstName:string,lastName:string,email:string
npx sequelize-cli db:migrate
  • --name: tên của model;
  • --attributes danh sách attribute model
  • Tạo model với name là User trong folder models
  • Tạo migrate XXXXXXXXXXXXXX-create-user.js ở folder migrate

    chúng ta có thể tự thêm các atttribute nếu chúng ta thấy nhập ở command chưa đủ và cập nhật lại model trước khi chạy db:migrate nhé.

    Các command của sequelize-cl

npx sequelize-cli db:migrate
npx sequelize-cli db:migrate:undo // Rollback lần cuối chạy migration.
npx sequelize-cli init // tạo 3 thư mục models migrations seeds
npx sequelize-ci help hiển thị help
npx sequelize-cli migration:create tạo một migrate mới

    Cơ bản về model migrate giống với laravel nó sẽ tạo ra một bảng SequelizeMeta lưu lại lịch sử thay đổi CSDL và dựa vào nó để thực thi.

Các Relationship trong model

    Sequelize hỗ trợ cho các liên kết cơ bản là: one to one, one-to-manymany to many. Để làm được điều này sequelize tạo ra bốn loại liên kết để hết hợp ra chúng :

  • HasOne
  • BelongsTo
  • HasMany
  • BelongsToMany

    ví dụ :

const A = sequelize.define('A', /* ... */);
const B = sequelize.define('B', /* ... */);

A.hasOne(B, {{ /* options */ }});
A.belongsTo(B, {{ /* options */ }});
A.hasMany(B, {{ /* options */ }});
A.belongsToMany(B, { through: 'C', /* options */ });
  • A.hasOne(B) : chỉ ra sự liên kết 1 1 giữa A và B và khóa ngoại sẽ được đặt ở B
  • A.beLongsTo(B) chỉ ra sự liên kết 1 1 giữa A và B và khóa ngoại được đặt ở A
  • A.hasMany(B) chỉ ra sự liên kết 1 N giữa a và B và khóa ngoại được đặt ở B
  • a.belongsToMany(B, { through: 'C' }): Chỉ ra liên kết N-N giữa A và B thông qua bảng C, bảng C phải có khóa ngoại của 2 bảng A và B, Sequelize sẽ tự động tạo bảng C nếu bảng C không tồn tại.

    Chúng ta có thể tự định nghĩa khóa ngoại thông qua option ở trên và để xem chi tiết các bạn có thểm tham khảo qua docs

Truy vấn tới CSDL

Tạo dữ liệu

    Để tạo dữ liệu chúng ta thường sử dụng cú pháp ngắn ngọn create():

await User.create({
        firstName: 'hi',
        lastName: 'hi',
    });

    Ngoài ra chúng ta có thể dùng 2 cú pháp build()save()

const user = User.build({
        firstName: 'hi',
        lastName: 'hi',
    }); // tạo instance nhưng chưa lưu vào csdl
    
    await user.save() // lưu vào csdl

Lấy dữ liệu

  • Lấy toàn bộ dữ liệu User.findAll({// option}) : ở phần option sẽ cho phép bạn lấy những dữ liệu riêng hoặc dữ liệu tính toán
  • Lấy dữ liệu thông qua khóa chính User.findByPk(id)
  • Lấy dữ liệu theo điều kiện
User.findAll({
    where: {
        fistName: 'hi',
        lastName: 'hi'
        
    }
 })

    còn rất nhiều câu truy vấn sử dụng where chúng ta có thể tham khảo qua docs

Cập nhật dữ liệu

    Cập nhật dữ liệu chúng ta sẽ sử dụng phương thức update và chúng ta có thể sử dụng where

User.update({
    lastName: "Doe"
}, {
    where: {
       lastName: null
     }
})

Xóa dữ liệu

    Xóa dự liệu theo điều kiện sử dụng destroy và option là where

await User.destroy({
 where: {
   firstName: "hi"
 }
});

    Xóa toàn bộ dữ liệu sử dụng destroy và option truncate

await User.destroy({
 truncate: true
});

Kết bài

    Trong bài viết này là một số ví dụ cơ bản về sequelize và sequelize. để hiểu rõ hơn mời các bạn đến trang chủ để tìm hiểu chỉ tiết.

    Tài liệu tham khảo https://sequelize.org/

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan