Sự khác biệt giữa mergeMap và switchMap trong RxJs

    mergeMapswitchMap, hai trong số các RxJs operator được sử dụng phổ biến nhất trong Angular để xử lý request. Thế nhưng, do sự tương đồng về cách hoạt động mà chúng cũng gây rất nhiều nhầm lẫn trong cách sử dụng. Hôm nay mình sẽ giải thích cho các bạn về cách hoạt động và sự khác biệt giữa hai RxJs operator này một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất có thể.

    Nếu các bạn chưa hiểu được cách hoạt động của RxJs hoặc các bạn chưa nắm rõ được các thuật ngữ trong RxJs thì các bạn hãy đọc ngay bài viết này trước khi đọc tiếp nhé, vì mình sẽ dùng rất nhiều thuật ngữ của RxJs trong bài viết này đấy.

Cách hoạt động của mergeMap

    mergeMap nhận vào một function, function nhận vào các gói data được emit ra từ observable(mình sẽ gọi observable này là observable gốc) mà mergeMap được tích hợp vào và phải trả về một observable(mình sẽ gọi observable này là observable đích). Mỗi khi mergeMap nhận được một gói data được emit từ observable gốc thì nó sẽ subscribe observable đích. Điều đặc biết là mergeMap cho phép những lần thực thi của executor của observable đích mỗi khi observable đích được subscribe(bởi mergeMap) được chạy song song với nhau.

    Các bạn có thể test ví dụ phía dưới ở đây.

import { fromEvent, timer } from "rxjs";
import { mergeMap } from "rxjs/operators";

fromEvent(document, "click")
  .pipe(mergeMap(_ => timer(2000)))
  .subscribe(() => {
    console.log("data");
  });

    Giải thích ví dụ:

  • Tạo một observable từ event click của document, observable này sẽ emit ra một gói data chứa thông tin của event click của document mỗi khi người dụng click vào trình duyệt.
  • Khi user click vào trình duyệt, observable được tạo từ: fromEvent(document, "click") sẽ emit ra một gói data _(các bạn có thể xóa _ nếu không dùng). và ngay khi mergeMap nhận được _, nó sẽ tự động subscribe observable timer(2000).
  • Điều thú vị về mergeMap đó là nó cho phép executor của observable đích được chạy song song. Nếu các bạn click vào trình duyệt 3 lần cùng lúc với nhau thì sau 2s, console của trình duyệt sẽ in ra 3 string "data".

Cách hoạt động của switchMap

    Giống với mergeMap, switchMap sẽ subscribe observable đích mỗi khi nó nhận được các gói data từ observable gốc. Tuy nhiên, trước khi nó subscribe observable đích, nó sẽ cancel lần thực thi cuối của executor của observable đích(nếu có).

    Các bạn có thể test ví dụ phía dưới ở đây.

import { fromEvent, timer } from "rxjs";
import { switchMap } from "rxjs/operators";

fromEvent(document, "click")
  .pipe(switchMap(_ => timer(2000)))
  .subscribe(() => {
    console.log("data");
  });

    Giải thích ví dụ:

  • Khi user click vào trình duyệt, observable được tạo từ: fromEvent(document, "click") sẽ emit ra một gói data _(các bạn có thể xóa _ nếu không dùng). và ngay khi switchMap nhận được _, nó sẽ kiểm tra xem timer(2000) đã được subscribe bới switchMap trước đó hay chưa. Nếu timer(2000) đã được subscribe hoặc lần thực thi cuối của executor của timer(2000) vẫn chưa hoàn thành thì switchMap sẽ cancel việc thực thi của executor của timer(2000) ở lần subscribe cuối. Sau đó, nó sẽ subscribe observable timer(2000).
  • Nếu các bạn click vào trình duyệt 3 lần cùng lúc với nhau thì sau 2s, console của trình duyệt trong ví dụ này sẽ chỉ in ra 1 string "data" mà thôi(vì switchMap chỉ cho phép lần thực thi mới nhất của executor của timer(2000) được chạy).

Ứng dụng của mergeMap và switchMap

    Hai ví dụ trên vừa là để mình giải thích cho các bạn về cách hoạt động của mergeMapswitchMap, vừa là hai ví dụ điển hình cho cách sử dụng của hai RxJs operator này. Các bạn chỉ cần thay timer(2000) bằng một observable có executorlà một function sử dụng fetch Api để tạo request thôi, các bạn cũng có thể hình dung ra được tính ứng dụng rất cao của 2 RxJs operator này rồi.

Lời kết

    Tuy mình có hơi lạm dụng thuật ngữ của RxJs, nhưng mình tin đây là cách tốt nhất để giúp các bạn hình dung được cách hoạt động của mergeMapswitchMap. Nếu chưa thấy quen với các thuật ngữ này thì các bạn hãy ghé qua bài viết này và đọc lại bài viết này thêm một lần nữa nhé. Chúc các bạn một ngày làm việc vui vẻ. Cheer !

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan