6 Tips hữu ích giúp code của bạn trông ngon hơn

    Hello xin chào mn lại là mình đây, hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn một vài Tips để giúp code của các bạn trông đẹp, gọn và tối ưu hơn nhé.

    Lúc mới nhập môn lập trình mình cũng chỉ biết là code như thế nào chạy là được, không quan tâm code có tối ưu, gọn hay không, và dần sau này khi mình được học tiếp cận sâu hơn thì mình không chỉ quan tâm là code có chạy hay không mà phải đẹp đẽ ngon lành nữa. Nào mình cùng tìm hiểu thôi chứ cũng lòng vòng quá 😃.

1. Returning Early Instead of if…else

    Khi viết code các bạn thường rất hay sử dụng if else, nó thật sự rất hữu ích khi ta muốn kiểm tra một điều kiện. Nhưng if else lồng nhau nó thật sự không được đẹp mắt, khó control, debugger và maintenance

    If else nested

const isBabyPet = (pet, age) => {
  if (pet) {
    if (isPet(pet)) {
      console.log(‘It is a pet!);
      
      if (age < 1) {
        console.log(‘It is a baby pet!);
      }
    } else {
      throw new Error(‘Not a pet!);
    }
  } else {
    throw new Error(‘Error!);
  }
};

    Code trên thực sự khó đọc phải không ạ. Sau đây sẽ là một cách viết khác xinh hơn rất nhiều nè

const isBabyPet = (pet, age) => {
  if (!pet) throw new Error(‘Error!);
  if (!isPet(pet)) throw new Error(‘Not a pet!);
  
  console.log(‘It is a pet!);
  if (age < 1) {
    console.log(‘It is a baby pet!);
  }
};

    Bạn có thấy code trên rất gọn, mỗi dòng sẽ có nhiệm vụ là check một điều kiện duy nhất, khi nhìn vào bạn có thể nhận biết được ngay, rất tường minh.

2. Using Array.includes

    Bạn hãy tự hỏi bản thân có khi nào bạn viết một đoạn code tương tự như bên dưới ? Mình đoán là có. Lúc trước mình cũng hay dùng như thế này. Mới nhìn thì có vẻ ok đó nhưng nếu bạn cần check nhiều hơn thì sao.

const isPet = animal => {
  if (animal === ‘cat’ || animal === ‘dog’) {
    return true;
  }
  
  return false;
};

    ...nhưng khi bạn biết đến includes thì mọi chuyện sẽ khác

const isPet = animal => {
  const pets = [‘cat’, ‘dog’, ‘snake’, ‘bird’];
  
  return pets.includes(animal);
};

    Đẹp rồi phải không ạ, ngoài ra bạn có thể sử dụng indexOf

3. Using Default Function Parameters

    Thường thường khi bạn thực hiện một chức năng có các tham số và trong chức năng đó bạn có thể sẽ check một điều kiện và set tham số đó bằng một giá trị nào đó ( Khó hiểu vãi ). Thôi thì nhìn ví dụ cho dể:

const isBabyPet = (pet, age) => {
  if (!pet) pet = ‘cat’;
  if (!age) age = 1;
  if (age < 1) {
    // Do something
  }
};

    Thay vào đó bạn có thể set default value cho tham số như thế này.

const isBabyPet = (pet = ‘cat’, age = 1) => {
  if (age < 1) {
    console.log(‘baby’);
  }
};

4. Using Array.every

    Giả sử bạn có một bài tập là kiểm tra các giá trị trong một array có đồng thời cùng một giá trị hoặc kiểm tra trong một list sđt đều được verify hay chưa. Thì cách truyền thống bạn có thể dùng for loop.

const phoneNumbers = [
  { tel: '012345671', verified: true },
  { tel: '012345671', verified: true },
  { tel: '012345671',   verified: true },
  { tel: '012345671',  verified: false }
];
const isVerify = (phoneNumbers) => {
  for (let i = 0; i < phoneNumbers.length; i++) {
    if (!phoneNumbers[i].verified) {
      return false;
    }
  }
  return true;
}
console.log(isVerify(phoneNumbers)) // false

    Bạn có thể viết lại với every Sử dụng every khi bạn muốn check nếu tất cả giá trị là đúng với điều kiện

const phoneNumbers = [
  { tel: '012345671', verified: true },
  { tel: '012345671', verified: false },
  { tel: '012345671',   verified: true },
  { tel: '012345671',  verified: false }
];
const isVerify = (phoneNumbers) => {
 return phoneNumbers.every(v => v.verified)
}
console.log(isVerify(phoneNumbers)) // false

    Nhẹ nhàng dể hiểu 😄

5. Using Array.some

    Lấy ví dụ trên thì some ngược lại với every, nó sẽ check nếu ít nhất 1 giá trị là đúng với điều kiện

const phoneNumbers = [
  { tel: '012345671', verified: true },
  { tel: '012345671', verified: false },
  { tel: '012345671',   verified: true },
  { tel: '012345671',  verified: false }
];
const isVerify = (phoneNumbers) => {
 return phoneNumbers.some(v => v.verified)
}
console.log(isVerify(phoneNumbers)) // true

6. Using Indexing Instead of switch…case

    Đã là dân lập trình thì không ai không biết tới switch...case, cú pháp này rất hữu ích, tuy nhiên không phải lúc nào sử dụng đều là hợp lý. Ví dụ trong trường hợp này: Bạn cần lấy ra một chuỗi các loại vật là 'dog', 'cat' hoặc 'bird'

const getBreeds = pet => {
  switch (pet) {
    case ‘dog’:
      return [‘Husky’, ‘Poodle’, ‘Shiba’];
    case ‘cat’:
      return [‘Korat’, ‘Donskoy’];
    case ‘bird’:
      return [‘Parakeets’, ‘Canaries’];
    default:
      return [];
  }
};
let dogBreeds = getBreeds(‘dog’); //[“Husky”, “Poodle”, “Shiba”]

    Cách viết trên thật sự nhàm chán, cái gì là case...return lại case...return. Thay vào đó bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng index.

const breeds = {
  ‘dog’: [‘Husky’, ‘Poodle’, ‘Shiba’],
  ‘cat’: [‘Korat’, ‘Donskoy’],
  ‘bird’: [‘Parakeets’, ‘Canaries’]
};
const getBreeds = pet => {
  return breeds[pet] || [];
};
let dogBreeds = getBreeds(‘cat’); //[“Korat”, “Donskoy”]

    Đến đây cũng đã hết rồi 😃 Cảm ơn các bạn đã ghé thăm, hy vọng các bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức thật bổ ích. Bye bye ❤️

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan