Năm thực hành để đạt được mục tiêu vào tuổi 30 theo Honda Ken - Điều 3

ĐIỀU 3

HÌNH MẪU THẮNG (THUA) CỦA BẢN THÂN

    ĐIỂM 1: NHỮNG LÚC NHƯ THẾ NÀO THÌ THUẬN LỢI, NHỮNG LÚC NHƯ THẾ NÀO THÌ THẤT BẠI

    Khác với khi 10 hay 20 tuổi, đến khi 30, những kinh nghiệm liên quan đến cuộc sống của bản thân sẽ được tích góp lại. Ta có thể dự đoán trước từ những việc thường ngày như “Nếu uống quá nhiều thì hôm sau sẽ đau đầu” hay đến những việc như “Nếu được giao dự án, mình có thể hoàn thành đến khoảng này”. Về công việc, quan hệ con người với nhau, tình yêu, tiền bạc, sức khoẻ... chẳng phải là một cách vô thức, ta có thể biết được “Những lúc thế này thì sẽ thuận lợi”, “Những lúc thế kia thì sẽ thất bại” hay sao? Khi bản thân làm việc này, mọi việc sẽ tiến triển dễ dàng - ví dụ như khi vận động thường xuyên, tâm trạng sẽ tốt, tình trạng công việc, tình yêu cũng tiến triển tốt đẹp.

    Phải chăng khi ngừng hoạt động giữa chừng, mọi thứ trở nên không ăn khớp, vận may cũng vì thế mà mất đi.

    Tùy vào mỗi người mà khi gặp nhiều người thì tâm trạng tốt, còn việc tự kỷ ở nhà là điều không tốt. Cũng có trường hợp, việc “gặp người mà mình thích”, đối với nhiều người là cách để nắm lấy vận may.

    Khi tham gia câu lạc bộ yêu thích hay đến các trung tâm thể dục thẩm mỹ định kỳ sẽ tạo nên động lực trong công việc, và mối quan hệ với người bạn đời cũng có thể tiến triển tốt đẹp.

    Khi đi du lịch, gặp được nhiều người một cách tình cờ, nhờ dó mà những việc tưởng chừng như đã rơi vào bước đường cùng được giải quyết một cách không ngờ tới.

    Biết được hình mẫu của bản thân như thế là một điều quan trọng.

    ĐIỂM 2: NHỚ LẠI LÚC BẮT ĐẦU CUỘC ĐỜI TỪ CON SỐ 0

    Chắc chắn cuộc đời con người dù như thế nào đi nữa đều bắt đầu từ con số không. Khi bước qua tuổi 30 mọi người có khuynh hướng quên đi điều đó, dù bây giờ hầu như bạn có thể làm mọi việc một cách tự nhiên nhưng lúc đầu phải chăng bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác “Khó quá, mình hoàn toàn không thể làm được”.

    Khi bắt đầu việc gì đó mới mẻ, quá trình học từ những gì hoàn toàn chưa biết cho đến khi thực hiện được một cách thuần thục là từ lúc mẫu giáo.

    Nếu bạn nghĩ bắt đầu làm cái gì đó từ tuổi 30, chắc chắn sẽ có cảm giác “Thật khó vì mình chưa làm bao giờ”. Có nhiều trường hợp từ bỏ khi chưa kịp thử sức.

    Dù cho cho đã chuyên nghiệp thì ai cũng phải bắt đầu từ nghiệp dư.

    Do vậy, hãy lao vào những việc mà mình nghĩ rằng “Chính nó đây rồi”.

    Có thể bạn sẽ không có nguồn năng lượng tràn trề như ở tuổi 20, nhưng ở tuổi 30, chắc chắn bạn ít nhiều vẫn còn năng lực.

    Lúc này, bạn chắc chắn đã đủ kinh nghiệm và tinh thần.

    Hãy vừa nghiệm lại sự từng trải của bản thân, vừa thay đổi cuộc đời.

    Tuổi 20 vẫn chưa xác định được phương hướng cũng như chưa hiểu được năng lực của bản thân. Và xung quanh mình cũng có nhiều người cảm thấy hỗn loạn như vậy.

    Tuy nhiên, nếu là bạn của bây giờ, dù là mơ hồ nhưng chắc chắn bạn có thể làm tốt hơn người khác và hiểu được khả năng của mình. Từ những trải nghiệm ở tuổi 20, đã đến có thể quyết định được bản thân sẽ làm gì. Từ giờ trở đi, bạn sẽ làm gì?

    ĐIỂM 3: QUAN SÁT HÌNH MẪU THẤT BẠI VÀ HÌNH MẪU CHIẾN THẮNG CỦA NGƯỜI KHÁC

    Sau khi suy nghĩ xem bản thân ở tuổi 30 có thể sống theo cách nào, việc biết được hình mẫu chiến thắng và hình mẫu thất bại của mình là điều thật sự cần thiết.

    Cùng với đó, việc quan sát hình mẫu chiến thắng và thất bại của người khác cũng có cùng ý nghĩa.

    Ví dụ như việc nhìn xem hình mẫu khi những người xung quanh chúng ta như bố mẹ, người bạn đời hay bạn bè nhờ làm một việc gì đó mà trở nên thuận lợi hoặc khó khăn.

    Người thành công là người biết rõ hình mẫu của mình và đồng thời tiếp thu những hình mẫu khác.

    Càng rút ra nhiều hình mẫu, càng có thể trở thành người thành công dù làm bất kỳ việc gì. Hơn nữa, những lúc cảm thấy nguy cơ thất bại thì đương nhiên chúng ta có thể rút ra một bài học từ những kinh nghiệm của mình để phục hồi lại.

    Ở tuổi 30, khi ta tìm hiểu về cuộc sống của người khác, thì ta có thể sống như thế ở tuổi 40.

    Khi bắt chước những điểm tốt của những người thành công trong cuộc sống, ta có thể đảm bảo rằng “Nếu làm giống như vậy, thì hoàn toàn không sao cả”.

    Hãy tiếp thu cho bản thân nhịp sống của những người có cuộc sống hạnh phúc và thuận lợi.

    Nhịp độ phát triển của cuộc sống về sau tùy vào việc này mà hoàn toàn khác nhau.

    ĐIỂM 4: TẠO RA HÌNH MẪU CHIẾN THẮNG CỦA BẢN THÂN

    “Bản thân chúng ta, chỉ cần gặp ai đó thì sẽ vui vẻ cả ngày”.

    “Chỉ cần vận động thì sẽ gặp may”.

    “Cứ tập luyện với ban nhạc thì ngày tiếp theo sẽ ký được hợp đồng”.

    Nếu chúng ta nghĩ như vậy thì thật không thể ngờ rằng thực tế cũng sẽ diễn ra theo đúng như thế.

    Vì vậy, việc có tin hay không rằng “Mình làm gì cũng thuận lợi”, dù là vô căn cứ, cũng hết sức quan trọng. Dù có là điềm xấu cũng không sao.

    Ta có thể tránh những điều đó nếu biết những hình mẫu ngược lại. Lấy bản thân tôi làm ví dụ, những khi tâm trạng không tốt, tôi thường có khuynh hướng ăn thức ăn nhiều dầu.

    Nên là giờ tôi đã béo phì rồi. Vì vậy, khi bản thân tôi cảm thấy thích ăn những đồ ngọt, hay đồ béo thì “Cứ như thế là không được đâu”. Nhưng nhiều khi dù nói vậy mà tôi vẫn ăn.

    Nếu như nghĩ rằng bản thân đang tiến theo chiều hướng xấu thì phải quay lại.

    Vì vậy, việc biết về hình mẫu gọi là “Bản thân không được như thế nữa” là việc rất quan trọng.

    Có khi nào bạn cảm thấy rằng mình đang đi theo hướng xấu hay đang chọn một con đường không thuận lợi hay không.

    Dù có như thế nào, hãy tin vào trực cảm của mình. Và hãy tạo ra hình mẫu chiến thắng của bản thân, thực hiện theo đúng như thế và hãy sống mỗi ngày theo cách tuyệt vời nhất.

Nguồn: Viblo

Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Một số bài viết liên quan